4 loại hồ sơ mua nhà ở xã hội mà bạn cần biết khi đăng kí mua

2. ho-so-mua-nha-o-xa-hoi-can-biet.jpg
Làm thế nào để hồ sơ mua nhà ở xã hội của bạn nổi trội và được chấm điểm cao hơn? Đọc ngay bài viết để không bỏ lỡ cơ hội đăng ký mua NOXH.    Theo quy định pháp luật vừa nêu trên thì hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội gồm các giấy tờ sau: – Đơn đăng ký mua theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 09/2021/TT-BXD. – Giấy xác nhận về đối tượng và thực trạng nhà ở. – Giấy tờ chứng minh về Điều kiện cư trú và đóng bảo hiểm xã hội. – Mẫu giấy chứng minh về Điều kiện thu nhập.  

Hồ sơ chung để mua nhà ở xã hội

Bạn sẽ nộp đơn mua nhà ở xã hội theo tờ mẫu dưới đây: Mẫu đơn này sẽ bao gồm:
  • Mẫu đơn đăng ký mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội
  • Chứng minh nhân dân hoặc CCCD (3 bản chứng thực)
  • Hộ khẩu và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (3 bản chứng thực)
  • Ảnh 3×4 các thành viên trong gia đình (mỗi thành viên gồm 3 ảnh)
  • Các giấy tờ liên quan khác
 

Hồ sơ chứng minh về đối tượng và thực trạng nhà ở

Tiếp theo, bạn cần có giấy tờ chứng minh về đối tượng và thực trạng nhà ở thuộc bộ hồ sơ mua nhà ở xã hội. Cụ thể như sau:   Giấy chứng minh thuộc diện gia đình có công với cách mạng Giấy xác nhận là đối tượng 4, 5, 6, 7 của điều 49 Luật nhà ở Giấy xác nhận thuộc diện 8 của điều 49 Luật nhà ở Để kiểm tra các đối tượng được mua nhà ở xã hội, bạn có thể tham khảo bài viết Mua nhà ở xã hội: Giá rẻ, tốt  

Hồ sơ chứng minh điều kiện cư trú

Trong hồ sơ mua nhà ở xã hội, bạn cần có bản sao chứng thực hộ khẩu hoặc giấy đăng ký hộ khẩu tập thể tại địa phơi nơi có dự án nhà ở xã hội.   Với trời hợp không có hộ khẩu chứng thực thì bạn cần cung cấp bản sao chứng thực giấy đăng ký tạm trú. Bạn cần có hợp đồng ít nhất là 1 năm trở lên tại thời điểm nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội. Bạn cần nộp giấy chứng minh đã đóng các khoản phí bảo hiểm xã hội cho các cơ quan tại địa phương có dự án nhà ở xã hội.

Hồ sơ chứng minh về thu nhập

Giấy tờ tiếp theo thuộc hồ sơ mua nhà ở xã hội là hồ sơ chứng minh về thu nhập.
  1. a) Các đối tượng quy định tại Khoản 5, 6 và 7 Điều 49 của Luật Nhà ở phải có xác nhận của cơ quan, đơn vị mà người đó đang làm việc về mức thu nhập thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân;
 
  1. b) Các đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều 49 của Luật Nhà ở tự kê khai về mức thu nhập của bản thân và chịu trách nhiệm về thông tin tự kê khai. Sở Xây dựng liên hệ với Cục thuế địa phương để xác minh thuế thu nhập của các đối tượng này trong trường hợp cần thiết.
 
  • Trình tự, thủ tục mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội

Chủ đầu tư cung cấp đầy đủ các thông tin về dự án và được công bố công khai trên công thông tin điện tử của Sở Xây dựng địa phương nơi có dự án. Dự án xuất hiện ít nhất 1 lần tại cơ quan báo chí ngôn luận của chính quyền địa phương và sàn giao dịch bất động sản của chủ đầu tư.   Chủ đầu tư báo cáo bằng văn bản về tổng số căn hộ sẽ bán, cho thuê, cho thuê mua, thời điểm bắt đầu bán, cho thuê, cho thuê mua để sở xây dựng biết và kiểm tra. Thông tin này cần được thông báo công khai trên cổng thông tin điệm tử của sở xây dựng trong vòng 1 tháng kể từ thời điểm bắt đầu nhận hồ sơ, đăng ký mua, thuê mua nhà ở tại dự án.   Những đối tượng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nộp hồ sơ cho chủ đầu tư.   Chủ đầu tư xem xét hồ sơ, lập danh sách các đối tượng được mua, thuê, thuê mua nhà ở. Trường hợp không còn quỹ nhà để giải quyết thì chủ đầu tư có trách nhiệm nêu rõ lý do, hoàn trả lại hồ sơ, khi nhận hồ sơ cần có giấy tờ biên nhận.   Chủ đầu tư gửi danh sách đối tượng dự kiến được giải quyết theo thứ tự ưu tiên về sở xây dựng để kiểm tra, loại trừ. Trong vòng 15 ngày kể từ khi nhận danh sách nếu sở xây dựng không có ý kiến gì thì chủ đầu tư thông báo cho các đối tượng mua đến để thỏa thuận, thống nhất và ký hợp đồng.   Đối tượng mua, thuê mua nhà ở xã hội và chủ đầu tư thỏa thuận việc thanh toán nhà ở trực tiếp hoặc thông qua ngân hàng.   Khi hợp đồng về mua bán và cho thuê mua nhà ở xã hội, chủ đầu tư dự án cần có trách nhiệm lập danh sách các đối tượng mua, thuê mua gửi về sở xây dựng để công bố công khai.
  • Muốn vay vốn mua nhà ở xã hội thì cần đáp ứng những điều kiện nào?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 100/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm C khoản 10 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP) quy định về điều kiện để vay vốn mua nhà ở xã hội như sau:   – Có đủ vốn tối thiểu tham gia vào phương thức vay vốn theo quy định của Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;   – Có đủ hồ sơ chứng minh theo quy định tại Điều 22 của Nghị định này;   – Có nguồn thu nhập và có khả năng trả nợ theo cam kết với Ngân hàng Chính sách xã hội hoặc tổ chức tín dụng do Nhà nước chỉ định;   – Có Giấy đề nghị vay vốn để mua, thuê mua nhà ở xã hội, trong đó có cam kết của cá nhân và các thành viên trong hộ gia đình chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống;   – Có hợp đồng mua, thuê mua nhà ở xã hội với chủ đầu tư theo quy định của Nghị định này và của pháp luật về nhà ở;   – Thực hiện bảo đảm tiền vay bằng tài sản hình thành từ vốn vay theo quy định của pháp luật. Ngân hàng cho vay, chủ đầu tư và người vay vốn phải quy định rõ phương thức quản lý, xử lý tài sản bảo đảm trong hợp đồng ba bên.

Kết nối với diễn giả

Đừng bỏ lỡ

[learn_press_profile]
Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký khóa học
Chat Facebook
Gọi điện ngay