– Cắt lỗ sâu Bất động sản Nghĩ Dưỡng. Gần đây, việc một số nhà đầu tư “xả hàng” các sản phẩm bất động sản nghỉ dưỡng đã làm dấy lên mối lo ngại về làn sóng cắt lỗ, tháo chạy khỏi bất động sản nghỉ dưỡng. Thời gian qua, nhiều condotel, biệt thự nghỉ dưỡng tại các thị trường nghỉ dưỡng trọng điểm như Nha Trang, Đà Nẵng, Phú Quốc đã chứng kiến làn sóng cắt lỗ sâu. Giới đầu tư đánh giá, diễn biến này không quá bất ngờ khi thị trường bất động sản du lịch, nghỉ dưỡng đã trải qua thời gian phát triển nóng. Nguồn cung tăng nhanh, kéo theo cả những dự án không tiềm năng ra đời.
Nếu không được bơm vốn tín dụng, thị trường BĐS sẽ khó mà khởi sắc- Dòng vốn bị “kiểm soát” Ở giai đoạn này, thị trường vẫn phụ thuộc vào nguồn vốn lớn. Khi vốn không được bơm nhiều, thị trường dễ rơi vào tình trạng “ngộp”. Theo đó, nhà đầu tư đã cọc, không tiếp cận được vốn ngân hàng, buộc phải bỏ cọc.
Vốn từ ngân hàng được ví như “nhựa sống” đối với các doanh nghiệp địa ốc và nhà đầu tư bên cạnh dòng trái phiếu. Tuy nhiên, thực tế, việc vay vốn đã không còn dễ dàng như cách đây 1 năm trước khi Ngân hàng Nhà nước đang có động thái kiểm soát dòng vốn vay từ tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại.
-Trong năm 2022 123.400 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp bất động sản cần đáo hạn. Trong báo cáo cập nhật thị trường trái phiếu vừa công bố, theo thống kê từ KBSV, năm 2022, giá trị trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn của các doanh nghiệp bất động sản là 123.400 tỷ đồng, trong đó tỷ trọng phần lớn đến từ nhóm doanh nghiệp bất động sản không niêm yết chiếm 84,5%, và nhóm niêm yết chỉ chiếm 15,5%. Trong bối cảnh kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực bất động sản và giám sát chặt chẽ hoạt động phát hành trái phiếu doanh nghiệp do rủi ro vi phạm phát hành và đấu giá quyền sử dụng đất, KBSV cho rằng các doanh nghiệp bất động sản sẽ khó khăn hơn trong việc huy động vốn trong vài quý tới, kết hợp với việc cần số tiền lớn nhằm phục vụ cho việc đáo hạn trong năm nay có thể làm gia tăng áp lực lên cân đối dòng tiền của các doanh nghiệp này, và cả ngành bất động sản nói chung.
-Tại Hà Nội, quý 2 năm 2022 nhiều doanh nghiệp Bất động sản mở văn phòng giao dịch mới. Theo ghi nhận của CBRE Việt Nam, trong quý 2 vừa qua, nhu cầu mở rộng và di dời văn phòng chiếm hơn 82% tổng lượng giao dịch tại Hà Nội. Trong đó, nhiều giao dịch đến từ các công ty bất động sản trong nước mở văn phòng mới.
-Băm nát quy hoạch tại Hà Nội, cần xử lý như thế nào? Nhiều năm qua, quy hoạch xây dựng tại Hà Nội bị phá vỡ đã tạo ra sự hỗn độn trong nhiều khu đô thị mà hệ lụy người dân đang phải hứng chịu là hạ tầng giao thông ách tắc, mưa là ngập, không gian công cộng bị thu hẹp, thiếu công trình an sinh xã hội… Bộ Xây dựng cũng vừa chỉ rõ hàng loạt sai phạm về quy hoạch trên một số trục đường tại Hà Nội. Trước sự tùy tiện điều chỉnh quy hoạch, nắn quy hoạch theo các nhà đầu tư nhưng ít bị xử lý, giới chuyên gia cho rằng cần phải hình sự hóa để triệt tận gốc những sai phạm trong quy hoạch xây dựng.
-Từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ xây lại 10 khu tập thể cũ. Đây là một trong những nội dung của Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2030 được HĐND TP. Hà Nội thông qua sáng 8.7. Cụ thể, danh mục 9 danh mục cơ sở nhà, đất tại 12 quận đề xuất di dời gồm: Công ty In Báo Nhân dân Hà Nội; Công ty TNHH MTV In Báo Hà Nội Mới; Nhà máy Bia Hà Nội – Tổng Công ty cổ phần Bia – rượu – nước giải khát Hà Nội; Công ty TNHH MTV Thuốc lá Thăng Long; Công ty TNHH MTV In và Thương mại Thông tấn xã Việt Nam; Nhà máy xe lửa Gia Lâm – Công ty Vận tải hành khách đường sắt Hà Nội; Tổng kho xăng dầu Đức Giang; Công ty TNHH MTV Nhà xuất bản Nông nghiệp; Viện Hóa học công nghiệp Việt Nam
-Hậu Giang duyệt 02 dự án nhà ở mới. Hai dự án gồm Khu đô thị mới Ngã Bảy 3 tại TP Ngã Bảy và Khu đô thị mới Cái Tắc – Thạnh Hòa.
UBND tỉnh Hậu Giang vừa chấp thuận nhà đầu tư 2 khu đô thị tại TP Ngã Bảy và huyện Châu Thành A, tổng vốn đầu tư gần 1.526 tỷ đồng. Dự án đầu tiên là Khu đô thị mới Ngã Bảy 3 tại TP Ngã Bảy, chủ đầu tư là CTCP Tập đoàn Địa ốc Cát Tường. Vốn đầu tư dự án gần 1.119 tỷ đồng, trong đó chi phí bồi thường hơn 266 tỷ đồng. Dự án không phân kỳ đầu tư, dự kiến đưa vào hoàn thành, sử dụng sau 36 tháng kể từ khi nhà đầu tư được quyết định giao đất. Thời hạn dự án 50 năm. Dự án thứ 2 là Khu đô thị mới Cái Tắc – Thạnh Hòa, huyện Châu Thành A. Liên doanh Oleco – NQ và CTCP Bất động sản Mỹ là nhà đầu tư thực hiện dự án. Vốn đầu tư 407 tỷ đồng, trong đó gần 98 tỷ đồng chi phí bồi thường. Quy mô dự án 14 ha, sẽ xây dựng 552 căn nhà ở liền kề, trong đó, nhà ở liền kề thương mại 109 căn, nhà ở liên kế 336 căn, nhà ở biệt thự 8 căn, nhà bố trí tái định cư 99 căn.
-Trung Quốc áp dụng chính sách tầng giúp thị trường Bất động sản phục hồi trong quá khứ nhưng khó khả quan. Những nhà chức trách ở ít nhất 20 thành phố nhỏ đã cho phép các hộ gia đình đồng ý phá dỡ bất động sản cũ nhận các khoản bồi thường, theo khảo sát của Bloomberg. Các khoản tiền như vậy được gọi là “housing vouchers”, có thể được sử dụng để mua nhà mới trên thị trường tư nhân và một số thành phố cung cấp gói hỗ trợ tiền mặt như một động lực bổ sung. Đây là động thái mới nhất, đánh dấu nỗ lực tái phát triển các khu ổ chuột và xóa đói giảm nghèo, đồng thời giải quyết tình trạng lao dốc trên nhà ở lâu nhất từ trước đến nay tại Trung Quốc. Những biện pháp như vậy trước đây đã thúc đẩy nhu cầu mạnh mẽ về b
-Đất nền vẫn là kênh đầu tư tốt nhất từ giờ đến cuối năm. Từng là loại hình đầu tư khuấy đảo thị trường bất động sản phía Bắc trong các đợt sốt đất năm 2020 và 2021, thế nhưng ở thời điểm hiện tại, đất nền một số khu vực, thị trường từng là tâm điểm các cơn sốt nóng đang ghi nhận mức giảm mạnh ở mối quan tâm của người tìm kiếm bất động sản. Tuy nhiên, trái ngược với nhu cầu giảm, giá bán vẫn tiếp tục leo thang.
Tại buổi công bố báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2022 của Batdongsan.com.vn, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho biết đất nền có mức độ quan tâm giảm nhưng mặt bằng giá rao bán vẫn tiếp tục tăng. Những điểm nóng đất nền ven Hà Nội như Thạch Thất, Quốc Oai, Đông Anh, Gia Lâm đều rơi vào thực trạng này. Đất nền Thạch Thất giá rao bán tăng 17% nhưng mối quan tâm của người tìm kiếm giảm 2% so với năm 2021. Tương tự, đất nền Quốc Oai giá tăng 20% nhưng mức độ quan tâm giảm 24%; đất nền Đông Anh giá tăng 31% nhưng mức độ quan tâm giảm 29%. Giá chào bán đất nền Gia Lâm tăng 27% nhưng mức độ quan tâm giảm 20%.
-Hơn 250 dự án nhà ở tại Quảng Nam và Quảng Ngãi. vị trí nằm bên cạnh thành phố Đà Nẵng, tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là những địa phương có nhiều tiềm năng phát triển bất động sản. Theo thống kê, hai địa phương này hiện có hơn 250 dự án khu đô thị, nhà ở. Thống kê của UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, trên địa bàn tỉnh hiện có 139 dự án khu đô thị, nhà ở với tổng diện tích hơn 1.900 ha, tổng mức đầu tư 23.000 tỷ đồng; 31 dự án thương mại, dịch vụ đã đi vào hoạt động, sử dụng với tổng diện tích 217 ha, chiếm 39% tổng số dự án được cấp phép.
-Giá thuê bất động sản Công Nghiệp dự kiến tăng cao sau hàng loạt dự án tỷ đô đổ bộ. Trong 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản công nghiệp sôi động khi ghi nhận nhiều dự án triển khai. Với nguồn cầu khả quan, mức giá thuê đất công nghiệp dự kiến sẽ có mức tăng khoảng 5-10% tại thị trường phía Bắc và 8-13% tại khu vực phía Nam. Trong nửa đầu năm 2022, mặc dù chuỗi cung ứng toàn cầu vẫn đang bị ảnh hưởng bởi các yếu tố địa chính trị, thị trường bất động sản khu công nghiệp Việt Nam vẫn ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực sau khi Việt Nam mở cửa lại các đường bay quốc tế. Hàng loạt các dự án khu công nghiệp, kho xưởng được khởi công tại nhiều địa phương. Nhu cầu hỏi thuê dần phục hồi, theo đó, lượng hỏi thuê đất công nghiệp và kho xưởng CBRE nhận được lần lượt tăng 10% và 7% so với cùng kỳ.
-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hoà Bình vừa công bố danh mục dự án để đầu tư đối với Khu nhà ở sinh thái và dịch vụ thương mại Hạ Bì (Habi Valley). Theo đó, dự án được thực hiện trên diện tích 8,97ha tại thị trấn Bo, huyện Kim Bôi. Tổng số lượng nhà ở tại dự án gồm 200 căn với tổng diện tích đất ở là 22.985,5m2. Số lượng các loại nhà ở thương mại của dự án bao gồm: Khu đất nhà phố thương mại có diện tích khoảng 1,87ha được phân chia thành 182 lô, tầng cao tối đa 5 tầng; Khu đất ở biệt thự có diện tích khoảng 4.200m2, được phân chia thành 18 lô nằm trên các khu đất có ký hiệu BT1, BT2 và BT3, tầng cao tối đa 3 tầng; Đất nghỉ dưỡng có diện tích 8.880,9m2; Đất thương mại dịch vụ (nhà hàng, gym, spa,…) có diện tích 473,9m2, tầng cao 3 tầng; Đất xây dựng nhà máy sản xuất nước khoáng 18.176m2. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án hơn 407 tỉ đồng. Thời hạn thực hiện đối với đất ở là sử dụng lâu dài, đất sản xuất và kinh doanh thương mại – dịch vụ thời hạn sử dụng 50 năm.
-Thành phố Hồ Chí Minh sẽ thực hiện việc giám sát nhà ở Xã hội. Việc giám sát sẽ đánh giá các khó khăn và vướng mắc, hạn chế bất cập trong việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội.
Kỳ họp thứ 6, HĐND TP Hồ Chí Minh đã chính thức thông qua 40 nghị quyết, trong đó, quyết định dành 12.400 tỷ đồng, chiếm 10% tổng vốn ngân sách để xây 93 ngàn căn nhà ở xã hội trong giai đoạn đến năm 2030. Đồng thời, HĐND cũng đã có nghị quyết riêng giám sát việc thực hiện các dự án nhà ở xã hội trên địa bàn thành phố. Tại TP Hồ Chí Minh, nhu cầu nhà ở xã hội rất lớn nhưng nguồn cung còn chậm. Việc giám sát sẽ đánh giá các khó khăn và vướng mắc, hạn chế bất cập trong việc thực hiện các dự án, các chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội.
-Phê duyệt khung giá đất bồi thường dự án cải tạo quốc lộ nối giữa Bình Thuận với Lâm Đồng. Theo đó, Phó Thủ tướng Phạm Văn Thành yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, UBND tỉnh Bình Thuận và UBND tỉnh Lâm Đồng chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác của thông tin và số liệu; chỉ đạo thực hiện Khung chính sách đã được phê duyệt theo đúng quy định pháp luật. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 28B qua tỉnh Bình Thuận và tỉnh Lâm Đồng được Bộ GTVT phê duyệt chủ trương đầu tư vào tháng 10/2021 với tổng kinh phí hơn 1.400 tỉ đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước. Theo phương án phê duyệt, dự án có tổng chiều dài tuyến khoảng 69km được đầu tư quy mô đường cấp III, đạt vận tốc thiết kế 60 – 80km/h; chiều rộng nền đường là 12m và mặt đường là 11m.
-Vì sao nhiều khu đất vàng tại Cần Thơ chưa đươc mang ra đấu giá? Lý do đã qua 5 năm triển khai, Đề án khai thác quỹ đất nhưng chưa thể đưa ra đấu giá được m2 đất nào là do chưa hoàn thành công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Tính đến nay diện tích kiểm đếm lập hồ sơ chỉ khoảng 15,70ha/267,6ha, đạt tỷ lệ 5,867% so với tổng diện tích, trong đó diện tích giải phóng mặt bằng sạch mới đạt khoảng 9ha
-Hơn 2.400 tỷ đồng xây nhà ga 5 triệu hành khách/năm tại Cát Bi. Nhà ga hành khách T2 sân bay Cát Bi được đầu tư xây dựng với kinh phí hơn 2.400 tỉ đồng đáp ứng công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm. Dự án do Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) làm chủ đầu tư. Nhà ga hành khách T2 đáp ứng công suất khai thác 5 triệu hành khách/năm và các hạng mục phụ trợ xây dựng đồng bộ (nhà kỹ thuật M&E; đường tầng; nhà để xe; trạm xử lý nước thải; trạm thu phí; cổng hàng rào; đường giao thông tiếp cận; bãi đỗ xe; cảnh quan; hệ thống điện chiếu sáng trong và ngoài nhà ga; hệ thống cấp thoát nước nhà ga..
-UBND TP. Nha Trang đã đề xuất tỉnh Khánh Hoà cho đấu giá 78 lô biệt thự ở Hòn Rớ 2 thành một gói để tránh “quân xanh – quân đỏ.
Ngày 9/7, UBND TP. Nha Trang cho biết vừa có báo cáo đề xuất UBND tỉnh Khánh Hoà về phương án đấu giá quyền sử dụng đất 78 lô biệt thự thuộc khu tái định cư Hòn Rớ 2, xã Phước Đồng, TP. Nha Trang. Theo đó, UBND TP. Nha Trang đề xuất UBND tỉnh Khánh Hoà cho đấu giá 78 lô biệt thự tại khu vực Hòn Rớ 2 thành một gói vì có ưu điểm là đối tượng tham gia đấu giá có năng lực tài chính; thu tiền nộp ngân sách một lần, nhanh chóng; hạn chế tối đa hiện tượng “quân xanh – quân đỏ”, “chân gỗ” để kìm giá.
-Bà Rịa-Vũng Tàu huy động loạt sở ngành chấn chỉnh hoạt động đấu giá đất.
Công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu được giao phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm về hoạt động đấu giá tài sản.