-Bất động sản toàn cầu có chiều bướng hạ nhiệt. Giữa lúc lạm phát leo thang, thị trường chứng khoán trượt dốc và chiến tranh Nga-Ukraine tiếp diễn, nền kinh tế thế giới còn đang phải đối mặt với một rủi ro lớn nữa, đó là cơn sốt địa ốc giảm nhiệt nhanh ở nhiều quốc gia…Đây là một sự đảo ngược mạnh mẽ sau những năm giá nhà không ngừng đi lên nhờ lãi suất siêu thấp và các biện pháp kích cầu của chính phủ, cũng như đại dịch Covid-19 thúc đẩy xu hướng làm việc từ xa và khuyến khích việc tìm mua những căn nhà rộng rãi hơn.
-Bùng bổ vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam. Trong báo cáo thường kì ASEAN NEXT vừa phát hành, Ngân hàng HSBC đã có phần đánh giá chi tiết về sự bùng nổ FDI vào khu vực ASEAN, với Việt Nam là một câu chuyện thành công điển hình. Trong báo cáo thường kì ASEAN NEXT vừa phát hành, Ngân hàng HSBC đã có phần đánh giá chi tiết về sự bùng nổ FDI vào khu vực ASEAN, với Việt Nam là một câu chuyện thành công điển hình.ổng FDI vào ASEAN-6 (Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam và Philippines) trung bình mỗi năm đạt gần 127 tỷ USD kể từ 2010, gần gấp ba lần so với một thập kỷ trước đó (mức trung bình trong giai đoạn 2000 – 2009 là 41 tỷ USD). Tương tự, FDI ròng (giá trị đầu tư trực tiếp vào trong nước trừ đi giá trị đầu tư trực tiếp ra nước ngoài) trung bình đạt gần 54 tỷ USD một năm kể từ 2010, gần gấp bốn lần một thập kỷ trước đó.
Mục lục
- 1 -Doanh nghiệp địa ốc rục rịch trở lại “cuộc đua” phát hành trái phiếu, Novaland dẫn đầu danh sách.
- 2 -Nghiên cứu nguồn vốn triển khai loạt dự án giao thông quan trọng tại Bắc Giang.
- 3 -Giá nhà tăng không hướng tới người mua là điểm nghẽn lớn nhất trên thị trường bất động sản.
- 4 -Hà Nội: Khẩn trương rà soát và có phương án đối với các điểm nhà đất chưa sử dụng.
- 5 -Thanh Hóa tìm nhà đầu tư cho dự án 1.400 tỷ ở Sầm Sơn.
- 6 -Sơn La lập 2 đồ án quy hoạch.
- 7 -Đồng Nai thu hồi 16 dự án khu dân cư ở ‘thành phố ma’ Nhơn Trạch.
- 8 -Hà Nội yêu cầu không xem xét điều chỉnh quy hoạch giảm diện tích cây xanh, ao hồ.
-Doanh nghiệp địa ốc rục rịch trở lại “cuộc đua” phát hành trái phiếu, Novaland dẫn đầu danh sách.
-Theo số liệu từ Hiệp hội thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), nhiều doanh nghiệp bất động sản đã rục rịch trở lại tìm vốn từ kênh trái phiếu từ tháng 5 và bắt đầu có sự tăng tốc trong tháng 6. Cụ thể, trong tháng 5, các doanh nghiệp trong lĩnh vực này đánh dấu việc trở lại thị trường với tổng số trái phiếu phát hành gần 6.900 tỷ đồng, tương đương 28.53% tổng giá trị phát hành. Trong đó, nổi bật nhất là CTCP Đầu Tư Địa Ốc Nova với 5,774 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Bên cạnh đó, CTCP Long Thành Riverside phát hành 105 tỷ đồng, CTCP Đầu tư và phát triển bất động sản An Gia phát hành 300 tỷ đồng, Công ty TNHH Đầu tư và kinh doanh địa ốc Mỹ Phú phát hành 700 tỷ đồng, CTCP Hội An Invest phát hành 700 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Văn Phú Invest phát hành 250 tỷ đồng.
-Nghiên cứu nguồn vốn triển khai loạt dự án giao thông quan trọng tại Bắc Giang.
Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Bắc Giang đề xuất phương thức đầu tư phù hợp với loạt dự án hạ tầng giao thông quan trọng trên địa bàn tỉnh, gồm dự án đường vành đai 5 Thủ đô; cảng cạn, trung tâm logistics để thúc đẩy đường sắt liên vận quốc tế; xây cầu Xương Giang và cầu Cẩm Lý…
-Dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh trong 6 tháng cuối năm 2022. Trong báo cáo cập nhật vĩ mô quý 2/2022 vừa phát hành, Công ty Chứng khoán ACB (ACBS) dự báo, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng tốt trong khoảng 7,1% – 10,4% trong 6 tháng cuối năm 2022 và 6,8% – 8,5% trong cả năm 2022. Nền kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao trong quý 2/2022, với GDP quý 2/2022 tăng 7,72% so với cùng kỳ năm ngoái, tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ năm 2011 và tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm đạt 6,4%.
-Giá nhà tăng không hướng tới người mua là điểm nghẽn lớn nhất trên thị trường bất động sản.
Thị trường bất động sản đang đối mặt với điểm nghẽn lớn. Điều này có thể tác động mạnh đến diễn biến của thị trường và đặt ra lo ngại về kịch bản không mấy lạc quan trong thời gian tới Một trong những vướng mắc lớn nhất của thị trường địa ốc hiện tại là sự chồng chéo của các quy định pháp luật. Các chính sách thắt chặt dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản đang đặt ra lo ngại cho kênh đầu tư có giá trị vốn hoá này. Một điểm đáng lo ngại của thị trường đó là giá bất động sản tăng kéo dài do tình trạng đầu cư. Giá thị trường không hướng tới người mua cuối cùng được coi là gốc rễ của sự phát triển không lành mạnh, thiếu ổn định trong dài hạn.
-Hà Nội: Khẩn trương rà soát và có phương án đối với các điểm nhà đất chưa sử dụng.
HĐND TP.Hà Nội yêu cầu UBND Thành phố khẩn trương rà soát, có phương án sử dụng các điểm nhà đất chưa sử dụng để phát huy nguồn lực từ các tài sản này, tránh lãng phí…
-Hết sóng, nhà đầu tư mắc kẹt khi đầu tư vào bất động sản tỉnh, bất động sản vùng sâu vùng xa. Sau khoảng thời gian “sốt nóng” khiến giá đất tăng chóng mặt thì nay thị trường bất động sản ở nhiều tỉnh thành rơi vào trầm lắng, thanh khoản lao dốc. Nhiều nhà đầu tư đang có nguy “cơ chết chìm” khi chấp nhận cắt lỗ nhưng vẫn không tìm được người mua.
-Thanh Hóa tìm nhà đầu tư cho dự án 1.400 tỷ ở Sầm Sơn.
Sở KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa vừa có thông báo mời các nhà đầu tư quan tâm nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án Khu dân cư tại phường Quảng Thọ, TP. Sầm Sơn và phường Quảng Tâm, TP. Thanh Hóa. Diện tích đất thực hiện dự án khoảng 11,8ha, với tổng mức đầu tư hơn 1.402 tỷ đồng.Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở gồm 651 căn (trong đó, nhà liền kề 298 căn; nhà ở tái định cư dự kiến 33 căn; nhà ở xã hội 320 căn). Quy mô dân số khoảng 1.955 người. Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 1.402 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) trong đó, sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 44,2 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất); người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật về đất đai.
-Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở gồm 651 căn (trong đó, nhà liền kề 298 căn; nhà ở tái định cư dự kiến 33 căn; nhà ở xã hội 320 căn). Quy mô dân số khoảng 1.955 người
-Sơn La lập 2 đồ án quy hoạch.
Sơ bộ tổng chi phí thực hiện dự án khoảng 1.402 tỷ đồng (không bao gồm chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư) trong đó, sơ bộ chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: 44,2 tỷ đồng. Thời hạn hoạt động của dự án là 50 năm (được tính từ ngày nhà đầu tư được quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất, quyết định chuyển mục đích sử dụng đất); người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài theo quy định của pháp luật về đất đai.
-Long An công bố đối tượng nợ thuế trên địa bàn. Theo thông tin từ Cục Thuế tỉnh Long An, tính đến ngày 31/5/2022, danh sách nợ thuế trên địa bàn tỉnh đã lên đến 395 người nợ thuế với tổng số tiền hơn 897 tỉ đồng.. Trong đó có 742,6 tỉ đồng tiền nợ thuế từ 90 ngày trở lên.
-Tỉnh Quảng Ninh sẽ khởi công 6 dự án nhà ở xã hội trong năm 2022. Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh yêu cầu ngay trong năm nay phải triển khai được 6 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân và nhà ở cho công nhân ngành Than tại TX Quảng Yên, TP Hạ Long, TP Cẩm Phả và huyện Hải Hà.
-Nhiều tỉnh đề xuất thu hồi dự án của FLC kể từ khi chủ tịch FLC bị bắt. FLC từng là một trong những tập đoàn đi đầu trong việc đề xuất đầu tư hàng loạt dự án bất động sản quy mô hàng nghìn tỉ đồng ở khắp tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, sau “biến cố” liên quan đến cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết, nhiều dự án của tập đoàn này đang được kiến nghị thu hồi. Được biết, Quảng Ngãi không phải là địa phương đầu tiên muốn thu hồi các dự án của FLC. Trước đó, nhiều tỉnh thành khác như Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Kon Tum… cũng ra văn bản thu hồi dự án của tập đoàn này trên địa bàn.
-Đồng Nai thu hồi 16 dự án khu dân cư ở ‘thành phố ma’ Nhơn Trạch.
Dù thị trường bất động sản đã trải qua nhiều cơn sốt đất nhưng Nhơn Trạch vẫn “án binh bất động”, nằm âm u, hoang lạnh lạ thường vì không có dân về ở. Điều này khiến nhiều doanh nghiệp không dám triển khai thêm và bị tỉnh Đồng Nai thu hồi dự án. Ngày 12/7, UBND huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai công bố danh mục sử dụng đất. Đáng chú ý, có 16 dự án khu dân cư, hạ tầng kĩ thuật tại xã Long Tân bị hủy quyết định thu hồi đất. Nguyên nhân, các dự án đã quá 3 năm kể từ ngày cấp giấy phép nhưng chủ đầu tư không tiến hành triển khai thu hồi đất và thực hiện dự án theo quy định.
–Báo cáo gấp tiến độ dự án Sân bay Hồ Tràm. BND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa giao Sở Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, UBND huyện Đất Đỏ rà soát, báo cáo kết quả thực hiện các nội dung công việc được giao tại Thông báo số 123/TB-UBND về dự án sân bay Hồ Tràm (tên khác là sân bay Đất Đỏ).
-Hà Nội yêu cầu không xem xét điều chỉnh quy hoạch giảm diện tích cây xanh, ao hồ.
Trước những tồn tại, bất cập trong công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch, UBND TP đưa ra hàng loạt biện pháp chấn chỉnh, trong đó yêu cầu không xem xét đối với việc điều chỉnh quy hoạch làm giảm diện tích đất xây dựng các công trình phúc lợi, công viên cây xanh, ao, hồ, công cộng phục vụ dân sinh.
-Đối tượng nào được vay ưu đãi 2% khi mua nhà ở Xã hội. Bộ Xây dựng vừa có hướng dẫn cụ thể về đối tượng áp dụng hỗ trợ lãi suất 2% quy định tại Nghị định số 31/2022/NĐ-CP của Chính phủ. Đây là gói hỗ trợ tín dụng 40.000 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước để hỗ trợ 2% lãi suất khi vay vốn tại các ngân hàng thương mại, được ký kết thỏa thuận cho vay và giải ngân trong 2 năm (2022-2023).
-Chính phủ yêu cầu chấn chỉnh việc sử dụng vốn sau phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Đó là một trong những yêu cầu được đưa ra trong Nghị quyết 86/NQ-CP của Chính phủ về phát triển thị trường vốn an toàn, minh bạch, hiệu quả, bền vững nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, huy động nguồn lực phát triển kinh tế-xã hội. Trong Nghị quyết, Chính phủ đến hết năm 2025, phấn đấu đưa quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt 100% GDP, dư nợ thị trường trái phiếu đạt tối thiểu 47% GDP, trong đó dư nợ trái phiếu doanh nghiệp đạt tối thiểu 20% GDP. Đẩy mạnh cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, phấn đấu nợ xấu của toàn hệ thống các tổ chức tín dụng dưới 3%.
-3 dự án sẽ cứu sân bay Tân Sơn nhất. Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa báo cáo UBND TP tiến độ thực hiện các dự án giao thông kết nối sân bay Tân Sơn Nhất nhằm giải quyết tình trạng ách tắc thường xuyên diễn ra tại khu vực cửa ngõ sân bay. Dự án thứ nhất là đường nối Trần Quốc Hoàn – Cộng Hòa kết nối nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất. Tổng mức đầu tư dự án là 4.484 tỉ đồng đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước. Công trình làm đường dài 4km, rộng từ 25 – 48 m cho 6 làn xe. Đồng thời, xây 2 hầm chui tại giao lộ Phan Thúc Duyện – Trần Quốc Hoàn (dài 42 m, 2 làn xe) và nút giao Trường Chinh – Tân Kỳ Tân Quý (dài 35 m, 2 làn xe). Dự án còn làm một cầu vượt trước ga T3 dài gần 1 km cho 4 làn xe. Dự án thứ 2 là mở rộng đường Hoàng Hoa Thám từ cổng doanh trại quân đội (giáp Sân bay) đến đường Cộng Hòa. Dự án có chiều dài 783 m, rộng 22m, tổng mức đầu tư 255 tỷ đồng, tuy nhiên do tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng nên tổng mức đầu tư tăng lên gần 291 tỉ đồng. Dự án thứ 3 là mở rộng cải tạo đường Cộng Hòa từ hẻm số 2 đường Trần Quốc Hoàn đến đường Thăng Long (quận Tân Bình) sẽ được khởi công vào tháng 10/2022 và hoàn thành trong 3 tháng thi công. Dự án có chiều dài 134 m, được mở rộng từ 14-19 m, tổng mức đầu tư gần 142 tỉ đồng nhưng đến nay tăng lên gần 168 tỷ đồng do tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.