Mục lục
- 1 Vốn đọng, nhà đầu tư bán cắt lỗ bất động sản.
- 2 Lợi nhuận nhiều “ông lớn” bất động sản suy giảm.
- 3 Hà Nội cải tạo chung cư cũ theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao.
- 4 Ấn định thời gian hoàn thành cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
- 5 Nhu cầu bất động sản logistics tăng mạnh, nguồn cung hạn chế.
- 6 Nhà thầu xây dựng nợ đọng chồng chất: Hết ngưỡng chịu đựng?
- 7 Vĩnh Phúc thu hồi, ‘khai tử’ loạt dự án nhà ở, khu đô thị, dịch vụ thương mại.
Vốn đọng, nhà đầu tư bán cắt lỗ bất động sản.
Áp lực tăng lãi suất của một số ngân hàng sẽ buộc một số nhà đầu tư sử dụng đòn bẩy tài chính lớn, khả năng chi trả thấp sẽ buộc phải bán cắt lỗ. Đó là nhận định của nhiều nhà đầu tư kỳ cựu khi đánh giá về diễn biến của thị trường địa ốc hiện tại. Chật vật vì vốn đọng. Sau cơn sốt nóng của thị trường địa ốc vào đầu năm 2022, dấu hiệu trầm lắng đã bắt đầu xuất hiện và lan rộng khi một số khu vực ghi nhận tình trạng “đóng băng”. Tâm trạng sốt ruột, lo lắng dần xuất hiện.
Lợi nhuận nhiều “ông lớn” bất động sản suy giảm.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý 2/2022 cho thấy nhiều doanh nghiệp bất động sản ghi nhận doanh thu và lợi nhuận giảm.
Hà Nội cải tạo chung cư cũ theo hướng giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao.
Quận Ba Đình (Hà Nội) định hướng các khu tập thể, chung cư cũ khi cải tạo, xây dựng lại sẽ giảm mật độ xây dựng, tăng tầng cao, ưu tiên bổ sung hệ thống hạ tầng đô thị, công trình công cộng, không gian xanh, cải thiện môi trường…
Ấn định thời gian hoàn thành cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu.
Liên quan đến tiến độ thực hiện Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, UBND tỉnh Đồng Nai yêu cầu gấp rút hoàn thành công tác GPMB để khởi công dự án vào ngày 30/6 và hoàn thành dự án vào cuối năm 2026.
Nhu cầu bất động sản logistics tăng mạnh, nguồn cung hạn chế.
Ngành hậu cần kho bãi (logistics) của Việt Nam đang có mức tăng trưởng đáng kể do sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, các lĩnh vực sản xuất và thương mại điện tử. Theo Báo cáo về chỉ số logistics thị trường mới nổi do nhà cung cấp dịch vụ vận tải và hậu cần kho vận hàng đầu Agility công bố năm 2022, Việt Nam đứng thứ 11 trong bảng xếp hạng trong top 50 quốc gia đứng đầu. Trong số các nước ASEAN, Việt Nam chỉ đứng sau Indonesia và Malaysia, Thái Lan, vượt lên Philippines, Myanmar và Campuchia.
Bộ Giao thông phản hồi về đề xuất làm đường nối cảng Cát Lái với cao tốc và đường vành đai. TP.HCM đề xuất xây dựng tuyến đường dài khoảng 6 km, quy mô 12 làn xe, vận tốc 60 km/h. Điểm đầu từ đường Nguyễn Thị Định, đi qua rạch Ông Nhiêu, điểm cuối tại nút giao vành đai 3. Trong đó, đoạn từ Nguyễn Thị Tư đến rạch Ông Nhiêu bao gồm cầu cạn và đường song hành hai bên. Đoạn từ Rạch Ông Nhiêu đến vành đai 3 đi trên cao. Từ cảng Phú Hữu sẽ có hai nhánh cầu lên xuống, điểm cuối tuyến sẽ kết nối vành đai 3 tại nút giao cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Giây. Tổng khối lượng giải phóng mặt bằng khoảng 59 ha. Tuyến đường được kỳ vọng sẽ giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông tại khu vực cảng Cát Lái – Phú Hữu
Nhà thầu xây dựng nợ đọng chồng chất: Hết ngưỡng chịu đựng?
Nhà thầu xây dựng Việt Nam đang đối mặt hàng loạt khó khăn khi giá vật liệu xây dựng tăng liên tiếp và chất chồng nợ đọng xây dựng. Doanh nghiệp than rơi vào tình trạng kiệt quệ nguy cơ phá sản khi không có tiền trả lãi ngân hàng, lương công nhân…Bão giá chưa qua, nợ đọng ập tới. Trong xây dựng nhà ở, vật tư sắt thép, xi măng, gạch cát thường chiếm khoảng 30% tổng chi phí, nhân công chiếm 30%, còn lại 40% là vật tư hoàn thiện. Với giá vật tư xây dựng tăng như hiện nay, dẫn tới giá xây dựng nhà ở riêng phần thô từ 3,6 đến 3,8 triệu đồng/m2 hồi năm 2021, đã lên 5 – 6 triệu đồng/m2.
Vĩnh Phúc thu hồi, ‘khai tử’ loạt dự án nhà ở, khu đô thị, dịch vụ thương mại.
11 dự án khu đô thị, khu nhà ở và dự án công trình dịch vụ thương mại trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện chấm dứt hoạt động (đợt 1). Theo danh sách 11 dự án Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc vừa công khai có có 4 dự án khu nhà ở, khu đô thị đã thu hồi, chấm dứt hoạt động đợt này.