Mục lục
- 1 Giá chào thuê mặt bằng bán lẻ trên đất vàng lập đỉnh.
- 2 Chuyên gia khuyến nghị nên mua nhà sớm trước khi lạm phát tăng?
- 3 Sẽ trình Quốc hội Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi.
- 4 Chậm giải ngân đầu tư công: Đã đến mức báo động?
- 5 Quyết tâm thực hiện dự án Vành đai 3.
- 6 Cho thuê trái phép đất trong sân bay Nha Trang cũ: Gian nan giải quyết hậu quả.
- 7 Thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045.
- 8 Hà Nội dự kiến xây nhà hát Opera gần hồ Tây.
- 9 Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
- 10 Kiến nghị chủ đầu tư các đô thị được tự thi công hạ tầng xã hội
- 11 Kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.
Giá chào thuê mặt bằng bán lẻ trên đất vàng lập đỉnh.
Quý II, mặt bằng tầng trệt khối đế bán lẻ đường Nguyễn Huệ có giá chào thuê 350 USD (8,25 triệu đồng) mỗi m2 một tháng, cao nhất từ trước tới nay. Theo báo cáo thị trường mặt bằng bán lẻ của Cushman & Wakefield, đây là mức giá chào thuê mặt bằng tại tầng trệt của một khối đế bán lẻ trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, quận 1. Mức giá này chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng (VAT). Đơn vị khảo sát cũng cho biết, mặt bằng có giá chào thuê vừa lập đỉnh trong quý vừa qua thuộc nhóm bất động sản thương mại có vị trí vàng, nguồn cung rất ít. Vì vậy, bên cho thuê chỉ kén khách thuê là thương hiệu xa xỉ. Ngoại trừ mức giá vừa lập đỉnh, giá chào thuê trung bình tại tầng trệt của 4 khối đế bán lẻ thuộc lõi trung tâm quận 1 dao động từ 200 – 300 USD mỗi m2 một tháng.
-Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu không siết chặt tín dụng bất động sản một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát. Phát biểu tại Hội nghị phát triển hệ sinh thái thị trường bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững diễn ra vào ngày 14.7, Thủ tướng nhấn mạnh việc phát triển hệ sinh thái bất động sản an toàn, lành mạnh, bền vững. Quan điểm của Thủ tướng là không hình sự hóa các quan hệ kinh tế – dân sự nhưng rà soát, ngăn chặn, phát hiện những hành vi sai phạm để xử lý nghiêm theo đúng quy định của pháp luật.Thủ tướng nhấn mạnh quan điểm không siết chặt tín dụng một cách bất hợp lý, nhưng tăng cường kiểm tra, giám sát, không buông lỏng quản lý nhà nước; không để đổ vỡ thị trường, phải bảo vệ những người làm đúng, hài hòa lợi ích nhà nước, người dân và doanh nghiệp. Thủ tướng cho rằng để có một thị trường bất động sản bền vững, trước hết phải thu hút đầu tư, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo ra nhiều công ăn việc làm ở nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương.
Chuyên gia khuyến nghị nên mua nhà sớm trước khi lạm phát tăng?
Tại một toạ đàm mới đây, ông Lê Xuân Nghĩa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh doanh, Thành viên Hội đồng tư vấn tiền tệ Quốc gia cho rằng, áp lực lạm phát diễn ra trên toàn cầu có thể tác động tiêu cực tới nền kinh tế Việt Nam. “Kinh tế Việt Nam có thể còn chịu áp lực lên kênh đầu tư như kênh đầu tư tư nhân, trái phiếu doanh nghiệp, bất động sản, chứng khoán, tiền số… Đây là những kênh đầu tư chịu áp lực lớn từ lạm phát và các bất ổn về chính trị, kinh tế toàn cầu”, ông nhận định. Vị chuyên gia này thẳng thắn cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đang đối mặt với nguy cơ lạm phát chi phí đẩy rất nghiêm trọng do giá đầu vào tăng cao. TS. Lê Xuân Nghĩa cho rằng, nếu nới lỏng chính sách tiền tệ sẽ làm lạm phát chi phí đẩy bị khuếch đại lên, nhất là khi tỷ giá hối đoái tăng. Nếu siết chặt chính sách tiền tệ sẽ làm cung giảm, đồng nghĩa giá bất động sản sẽ tăng.
Nhà đầu tư âm thầm cắt lỗ. Thị trường thứ cấp diễn biến không như kỳ vọng khiến một số nhà đầu tư bất động sản âm thầm cắt lỗ để chuyển hướng đầu tư hoặc trả nợ ngân hàng. Không riêng căn hộ, giới quan sát thị trường cho biết các phân khúc khác như nhà phố, đất nền nhiều nơi cũng gặp khó khăn về giao dịch. Trong khi đó, giá bán thứ cấp không có nhiều biến động với thanh khoản ở mức thấp, đỉnh điểm là ở 2 tháng cuối quý 2/2022 khi các ngân hàng có động thái hạn chế giải ngân khoản cho vay bất động sản.
Sẽ trình Quốc hội Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa ký ban hành nghị quyết nêu rõ trong năm 2022 và 2023 sẽ trình Quốc hội 3 dự án luật quan trọng liên quan đến nhà đất là Luật Đất đai (sửa đổi), Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) và Luật Nhà ở (sửa đổi). Đáng chú ý, theo nghị quyết, vào tháng 9-2022, UBTVQH sẽ họp cho ý kiến dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 (tháng 10-2022).
-CapitaLand Development (CLD), nhánh kinh doanh phát triển bất động sản của Tập đoàn CapitaLand, vừa công bố mua lại quỹ đất 8 ha để xây dựng khu phức hợp tại thành phố Thủ Đức, TP.HCM với tổng doanh thu dự kiến khoảng 720 triệu USD. Dự án của CLD dự kiến có hơn 1.100 căn hộ và shophouse, tọa lạc trong khu dân cư với vị trí gần công viên, trường học, khu mua sắm, cách khu trung tâm của TP.HCM 15 phút lái xe.
-Đau đầu cầm 3 tỷ đồng đi mua nhà chung cư ở TP.HCM. Lần đầu đi mua nhà, cầm trong tay 3 tỷ đồng, nhưng nữ nhân viên văn phòng ở TP.HCM nhận ra không có nhiều lựa chọn. vì giá căn hộ tại thành phố Hồ Chí Minh rất cao.
-Lần đầu đi mua nhà, cầm trong tay 3 tỷ đồng, nhưng nữ nhân viên văn phòng ở TP.HCM nhận ra không có nhiều lựa chọn.
Chậm giải ngân đầu tư công: Đã đến mức báo động?
Nửa đầu năm 2022, giải ngân đầu tư công mới đạt hơn 27% kế hoạch. Để giải ngân hết số vốn được giao như mục tiêu đề ra, công việc còn lại của những tháng cuối năm khó hình dung phải làm thế nào đạt hiệu quả. Một nửa đơn vị giải ngân dưới 10%. Theo báo cáo của Bộ Tài chính, còn tới 50% bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân dưới 10% kế hoạch Thủ tướng giao. Đặc biệt, 4 cơ quan trung ương (Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Tập đoàn Điện lực, Hội Nhà văn Việt Nam) đến nay vẫn chưa giải ngân kế hoạch vốn.
Quyết tâm thực hiện dự án Vành đai 3.
Lãnh đạo TP HCM, các sở – ngành và các địa phương có dự án đi qua đều cam kết nỗ lực thực hiện dự án đúng tiến độ. Ngày 15-7, UBND TP HCM tổ chức hội nghị triển khai xây dựng dự án đường Vành đai 3 đi qua TP HCM. Chỉn chu cho công tác bồi thường, tái định cư. Chủ tịch UBND TP HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh đây là dự án lớn, khối lượng công việc lớn đi qua 4 tỉnh, thành nhưng chỉ còn 3,5 năm để hoàn thành.
Cho thuê trái phép đất trong sân bay Nha Trang cũ: Gian nan giải quyết hậu quả.
Khu đất rộng hơn 6.000m2 ở phía đông sân bay Nha Trang cũ (nằm giáp đường Trần Phú, đối diện Sân bóng Thanh Niên) được Trung đoàn 920 cho thuê trái quy định. Hợp đồng được thanh lý sau đó 1 năm, nhưng đến nay, Trường Sĩ quan Không quân vẫn chưa đòi lại được khu đất này. Cho thuê sai thẩm quyền. Theo hồ sơ vụ việc, ngày 9-10-2008, Trung đoàn 920 thuộc Trường Sĩ quan Không quân ký biên bản ghi nhớ cho Công ty TNHH Tân Thành thuê 6.416m2 đất của sân bay trong thời gian 5 năm.
Thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045.
Vừa qua, Bộ Xây dựng tổ chức hội nghị thẩm định Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045. Kết luận hội nghị, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch Kiến trúc Trần Thu Hằng đề nghị UBND tỉnh và huyện Cam Lâm tiếp thu ý kiến góp ý, chỉ đạo tư vấn rà soát, làm rõ và thống nhất phạm vi lập quy hoạch; rà soát và xác định chi tiết hiện trạng sử dụng đất đai khu vực quy hoạch, đặc biệt là đất nông nghiệp; xác định các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư trên cơ sở nguồn lực của huyện Cam Lâm và tỉnh Khánh Hòa; cân đối hài hòa giữa phát triển đô thị và các yếu tố an ninh quốc phòng, biến đổi khí hậu; nghiên cứu kỹ hơn mô hình đô thị sân bay. Đơn vị tư vấn cần nghiên cứu kỹ quy hoạch đồng bộ kết nối giao thông với Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh, bổ sung nghiên cứu các loại hình giao thông kết nối khác giữa đô thị mới Cam Lâm và Cảng Hàng không quốc tế Cam Ranh. Đại diện Bộ Xây dựng nhất trí trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chung đô thị mới Cam Lâm đến năm 2045 sau khi chỉnh sửa, bổ sung theo ý kiến góp ý của các thành viên dự họp.
Hà Nội dự kiến xây nhà hát Opera gần hồ Tây.
Công trình nhà hát Opera là điểm nhấn kiến trúc của Đồ án quy hoạch chi tiết khu vực trục không gian trung tâm bán đảo Quảng An, tỉ lệ 1:500. Sáng 15/7, UBND quận Tây Hồ đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến cộng đồng về Đồ án này.
Bà Rịa- Vũng Tàu dừng 21 dự án không khả thi để tạo nguồn vốn cho 10 dự án quan trọng.
Ngoài dừng 21 dự án, tỉnh đưa ra nhiều giải pháp khác để tạo nguồn vốn, bố trí trước gần 10.000 tỉ đồng cho các dự án hạ tầng giao thông kết nối quan trọng triển khai trong giai đoạn 2021-2025.
Dự án cải tạo sông Tô Lịch trở thành công viên tâm linh, chống ngập và làm cao tốc ngầm liệu có khả thi?
Với mong muốn giải quyết 3 vấn đề dân sinh của Thủ đô Hà Nội, bao gồm: Ô nhiễm môi trường nước, ùn tắc giao thông nội đô xảy ra hàng ngày và úng ngập khi mưa bão, JVE đã đề xuất cải tạo dòng sông Tô Lịch. Mới đây, Công ty Cổ phần tập đoàn Môi trường Nhật Việt (JVE Group) vừa công bố bản phối cảnh 3D mới nhất về đề xuất xây dựng “hầm ngầm chống ngập kết hợp cao tốc ngầm và cải tạo sông Tô Lịch thành Công viên Lịch sử – Văn hóa – Tâm linh”.
Kiến nghị chủ đầu tư các đô thị được tự thi công hạ tầng xã hội
Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA) kiến nghị nên để cho các chủ đầu tư khu đô thị, khu nhà ở được đầu tư xây dựng công trình tiện ích bên trong dự án của họ. Ông Lê Hoàng Châu – Chủ tịch HoREA vừa có văn bản kiến nghị sửa đổi, bổ sung Điều 35 Nghị định 11/2013/NĐ-CP quy định cho phép chủ đầu tư dự án khu đô thị, khu nhà ở có nhu cầu được đầu tư kinh doanh các công trình trên đất dịch vụ của dự án như đất y tế, đất giáo dục, đất công viên giải trí, công viên chuyên đề. Theo đó, Điều 35 quy định chủ đầu tư phải xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng xã hội, theo tiến độ phù hợp với các công trình nhà ở, đảm bảo chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu của người dân đến ở.
Kiến nghị Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.
Ông Hồ Minh Hoàng – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đèo Cả, đại diện liên danh nhà đầu tư kiến nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Chính phủ sớm phê duyệt chủ trương đầu tư dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc. Bên cạnh đó, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng vào quý I/2023. Ngày 15/7, đoàn công tác Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) do Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng dẫn đầu đã đi thực địa hiện trường, kiểm tra công tác chuẩn bị đầu tư dự án cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc.