Mục lục
- 1 1. Đất nền tỉnh lân cận Tp. HCM xuất hiện “sóng nhẹ” ở một vài khu vực.
- 1.0.1 2. ‘Số phận’ 26 lô đất dính sai phạm đấu giá ở Hà Nội vẫn ‘treo’.
- 1.0.2 3. Quảng Nam: Loạt dự án chậm tiến độ được kiến nghị gia hạn.
- 1.0.3 4. Thu thuế chuyển nhượng bất động sản tăng kỷ lục.
- 1.0.4 5. Thanh Hóa: 60 dự án giao đất, cho thuê đất chậm tiến độ.
- 1.0.5 -Hiện, Thanh Hóa có 60 dự án giao đất, cho thuê đất đã đầu tư chậm tiến độ quá 24 tháng trên tổng số 1.617 dự án kể từ khi Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2014. Tại kỳ họp thứ VII, HDND tỉnh Thanh Hóa vừa diễn ra, một trong những nội dung được cử tri quan tâm đó là nhiều dự án được tỉnh giao đất nhưng qua nhiều năm nhà đầu tư không triển khai và đã được gia hạn nhiều lần, trong khi đó nhiều nhà đầu tư khác có nhu cầu đầu tư lại không có đất
- 1.0.6 6. Quy hoạch 3 đô thị gắn với sân bay Long Thành.
- 1.0.7 7. Yêu cầu công khai thông tin thị trường bất động sản trên hệ thống thông tin.
- 1.0.8 8. Đồng Nai mời gọi đầu tư hơn 1,1 tỷ USD vào du lịch.
- 1.0.9 9. Đồng Nai mời gọi đầu tư hơn 1,1 tỷ USD vào du lịch.
- 1.0.10 10. Hà Nội: Tháo gỡ điểm nghẽn cho giải ngân đầu tư công.
- 1.0.11 11. Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục quy hoạch treo.
- 1.0.12 12. Bắc Giang chuyển đổi 64ha đất rừng để thực hiện các dự án.
1. Đất nền tỉnh lân cận Tp. HCM xuất hiện “sóng nhẹ” ở một vài khu vực.
-Giữa không khí im ắng bao trùm thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM, ở một số khu vực bắt đầu có giao dịch trở lại. Loại hình đất nền có sổ tiếp tục được nhà đầu tư quan tâm, tìm kiếm. Ghi nhận cho thấy, từ cuối tháng 5/2022, thị trường BĐS tỉnh lân cận Tp.HCM có dấu hiệu chững lại rõ nét khi xuất hiện các thông tin về siết tín dụng, kiểm soát thuế chuyển nhượng 2 giá….thanh khoản BĐS giảm tốc ở hầu hết các khu vực. Tuy vậy, thời điểm này, một số khu vực đã có giao dịch trở lại ở phân khúc đất nền.
-Shophouse Từng được ví là “gà đẻ trứng vàng”, nhưng nhà phố thương mại (shophouse) đang trải qua giai đoạn khó khăn khi giá cho thuê đã giảm khá sâu sau dịch nhưng nhiều căn nhà vẫn trong tình trạng ế ẩm, khó tìm kiếm khách thuê.“Sau đợt dịch bệnh năm 2021, hàng loạt các cửa hàng trả mặt bằng và tạm dừng kinh doanh. Khi dịch bệnh qua đi, họ có cơ hội tìm các mặt bằng mới với mức giá dễ chịu hơn và shophouse không nằm trong danh sách ưu tiên do sự bất tiện trong di chuyển cùng e ngại không đủ lưu lượng khách vãng lai, từ cả trong và ngoài khu dân cư”, VARS cho biết. VARS đánh giá nhu cầu thuê không nhiều, cùng với nguồn cung không ngừng được cung cấp mới ra thị trường khiến đầu tư shophouse trong giai đoạn này trở nên rủi ro hơn trước.
2. ‘Số phận’ 26 lô đất dính sai phạm đấu giá ở Hà Nội vẫn ‘treo’.
-Đại diện Bộ Tư pháp cho biết, đơn vị này vẫn đang rà soát lại lần cuối để trình lên các cấp lãnh đạo xin phương án xử lý đối với 26 lô đất đấu giá tại huyện Đan Phượng bị xác định có vi phạm.
-Trước đó, hồi cuối tháng 2/2022, Cục Bổ trợ tư pháp ban hành Kết luận thanh tra về việc tổ chức bán đấu giá tài sản của Công ty đấu giá hợp danh Đông Á. Tại kết luận nêu trên, Cục Bổ trợ tư pháp đã chỉ rõ hàng loạt vi phạm trong việc tổ chức bán đấu giá đối với tài sản là quyền sử dụng đất tại khu chăn nuôi xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng, vào cuối tháng 9/2021. Theo kết luận thanh tra, ngày 15/3/2021, UBND huyện Đan Phượng phê duyệt việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất ở khu chăn nuôi thuộc xã Đồng Tháp; trong đó, Công ty đấu giá hợp danh Đông Á được lựa chọn phối hợp cùng Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Đan Phượng thực hiện việc đấu giá. Đến ngày 25/9/2021, 48 thửa đất được đấu giá với sự tham gia của 76 khách hàng.
-Đề xuất xây dựng cảng 35.000 tỷ đồng ở Nam Định. Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất bổ sung xây dựng bến cảng Xuân Thiện Nam Định vào quy hoạch cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021- 2030. Dự kiến, công suất thông qua của cảng sẽ đáp ứng nhu cầu hàng hóa xuất/nhập bằng đường biển khoảng từ 42,6 – 48,1 triệu tấn.Trong báo cáo mới nhất gửi lên Bộ GTVT, Cục Hàng hải Việt Nam đề nghị bổ sung bến cảng Xuân Thiện Nam Định vào Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển số 1 theo đề xuất của UBND tỉnh Nam Định.
-Theo Cục Hàng hải Việt Nam, trong Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cảng biển Nam Định là cảng biển loại III được quy hoạch Khu bến Hải Thịnh – Cửa Đáy, có phạm vi là vùng đất và vùng nước khu vực Ninh Cơ, từ của Lạch Giang đến Cửa Đáy.
3. Quảng Nam: Loạt dự án chậm tiến độ được kiến nghị gia hạn.
Hàng loạt dự án do Công ty CP Bách Đạt An làm chủ đầu tư tại Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) chậm tiến độ nhiều lần song địa phương vẫn kiến nghị tiếp tục gia hạn tiến độ.
-Mới đây, UBND Thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) phát đi thông báo kết luận của ông Nguyễn Xuân Hà, Phó Chủ tịch UBND Thị xã đối với việc tham gia ý kiến gia hạn tiến độ thực hiện các dự án Khu dân cư, khu đô thị tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn do Công ty Cổ Phần Bách Đạt An làm chủ đầu tư.Tại kết luận, ông Nguyễn Xuân Hà cho hay Công ty Cổ phần Bách Đạt An được UBND tỉnh giao nhiệm vụ chủ đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng 14 dự án khu dân cư, khu đô thị tại Đô thị mới Điện Nam – Điện Ngọc. Trong đó, 01 dự án đã hoàn thành nghiệm thu, bàn giao (Khu đô thị An Phú Quý), 04 dự án có quyết định thu hồi của UBND tỉnh (Khu đô thị Bách Đạt 3, Bách Đạt 4, Bách Đạt 5, Bách Đạt 6) và 09 dự án đang triển khai thực hiện (Khu dân cư và chợ Điện Dương, Khu đô thị 7B, Khu đô thị Sentosa Riverside, Khu dân cư An Cư 1, Khu đô thị Bách Đạt, Khu đô thị 7B mở rộng, Khu đô thị Hera Complex Riverside, Khu đô thị Bách Thành Vinh, Khu đô thị Bách Thành Vinh mở rộng). “Đối với 06 dự án Khu dân cư và chợ Điện Dương, Khu đô thị 7B, Khu đô thị Sentosa Riverside, Khu dân cư An Cư 1, Khu đô thị Bách Thành Vinh, Khu đô thị Bách Thành Vinh mở rộng đến nay đã quá thời hạn UBND tỉnh cho phép nhưng chủ đầu tư vẫn chưa thể hoàn thành dự án, đưa vào khai thác sử dụng”, ông Nguyễn Xuân Hà kết luận.
-Nhu cầu mở rộng văn phòng bật tăng sau dịch. Năm 2022, dịch bệnh về cơ bản đã được kiểm soát, xu hướng làm việc online dần suy giảm khi các công ty yêu cầu nhân viên đi làm trở lại. Đây là tín hiệu tích cực để thị trường văn phòng cho thuê phục hồi sau thời gian dài cầm cự.
-Theo dữ liệu mới nhất của Savills Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, nguồn cung của tổng thị trường TP.HCM đạt 205 triệu m2, với tỷ lệ lấp đầy là 90%. Riêng khu vực quận 1 và quận 3 có tỷ lệ lấp đầy đạt trên 93%.
-Thừa Thiên Huế đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án bất động sản trọng điểm
-Bên cạnh việc tập trung hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, Thừa Thiên Huế cũng đang đẩy nhanh tiến độ quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư các dự án khác.
-Đặc biệt hỗ trợ các dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chính thức đi vào hoạt động: Dự án sản xuất găng tay Kanglongda – giai đoạn I; Khu nghỉ dưỡng Minh Viễn Lăng Cô; Laguna Lăng Cô; Trung tâm thương mại AEONMALL; Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung SMC, các dự án trong khu đô thị An Vân Dương
4. Thu thuế chuyển nhượng bất động sản tăng kỷ lục.
-Bộ Tài chính cho biết trong 5 tháng đầu năm, kết quả thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản tăng kỷ lục. Cụ thể, tính chung trong cả nước, năm 2021, số thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản đạt 21 nghìn tỷ đồng, tăng hơn 4,9 nghìn tỷ đồng (tăng 30%) so với năm 2020. Sang năm 2022, chỉ trong 5 tháng đầu năm, kết quả thu thuế thu nhập cá nhân từ chuyển nhượng bất động sản đạt 16 nghìn tỷ đồng, tăng 68,6% so cùng kỳ năm 2021.
-Thừa Thiên Huế đẩy nhanh tiến độ nhiều dự án bất động sản trọng điểm
-Bên cạnh việc tập trung hỗ trợ, giám sát, đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án đã được cấp chủ trương đầu tư, Thừa Thiên Huế cũng đang đẩy nhanh tiến độ quyết định chủ trương đầu tư, lựa chọn nhà đầu tư các dự án khác.
– Đặc biệt hỗ trợ các dự án đẩy nhanh tiến độ hoàn thành chính thức đi vào hoạt động: Dự án sản xuất găng tay Kanglongda – giai đoạn I; Khu nghỉ dưỡng Minh Viễn Lăng Cô; Laguna Lăng Cô; Trung tâm thương mại AEONMALL; Khu công viên phần mềm, công nghệ thông tin tập trung SMC, các dự án trong khu đô thị An Vân Dương
5. Thanh Hóa: 60 dự án giao đất, cho thuê đất chậm tiến độ.
-Hiện, Thanh Hóa có 60 dự án giao đất, cho thuê đất đã đầu tư chậm tiến độ quá 24 tháng trên tổng số 1.617 dự án kể từ khi Luật Đất đai có hiệu lực từ 1/7/2014. Tại kỳ họp thứ VII, HDND tỉnh Thanh Hóa vừa diễn ra, một trong những nội dung được cử tri quan tâm đó là nhiều dự án được tỉnh giao đất nhưng qua nhiều năm nhà đầu tư không triển khai và đã được gia hạn nhiều lần, trong khi đó nhiều nhà đầu tư khác có nhu cầu đầu tư lại không có đất
-Quảng Ngãi: Ôm đất ven biển chờ quy hoạch. ông Trần Phước Hiền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi cho biết, nguồn lực đất đai là một trong những yếu tố then chốt quyết định, tạo đà cho sự phát triển kinh tế – xã hội tại địa phương. Tuy nhiên, thực tế trong thời gian qua, công tác quản lý, sử dụng đất đai tại các huyện ven biển vẫn chưa chặt chẽ. Một số nơi đã xảy ra tình trạng chuyển nhượng đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng sản xuất, đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước, chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp mang tính đầu cơ, trục lợi. Cùng với đó là hành vi “ôm đất” chờ quy hoạch nhằm mục đích kiếm lời, hưởng lợi trong chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất, làm cho tình hình quản lý đất đai diễn biến phức tạp, gây khó khăn cho công tác thu hồi đất thực hiện các dự án. Bên cạnh đó, tình trạng sử dụng đất vượt ranh giới, không đúng mục đích, lãng phí đất đai vẫn thường xuyên xảy ra; một số dự án có tiến độ giải phóng mặt bằng và triển khai đầu tư còn chậm.
6. Quy hoạch 3 đô thị gắn với sân bay Long Thành.
-Chiều 19-7, UBND tỉnh Đồng Nai đã tổ chức hội nghị thảo luận quy hoạch xây dựng Vùng huyện Long Thành đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050.
-Theo đồ án quy hoạch, Vùng huyện Long Thành có diện tích hơn 43.000 ha, hướng đến xây dựng một vùng phát triển kinh tế động lực trung tâm của tỉnh Đồng Nai, là cực phía Đông của TP HCM; đầu mối giao thông quốc tế của vùng quốc gia với các thế mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị, dịch vụ, thương mại của vùng quốc gia với các thế mạnh là phát triển đô thị, dịch vụ – thương mại, công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao và nông nghiệp chuyên canh. Vùng huyện Long Thành sẽ phát triển trên 5 chiến lược, trong đó 3 đô thị Long Thành, Bình Sơn, Phước Thái gắn với khu vực sân bay Long Thành, hệ thống cảng Gò Dầu và các tuyến đường cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu; TP HCM – Long Thành – Dầu Giây; Bến Lức – Long Thành.
7. Yêu cầu công khai thông tin thị trường bất động sản trên hệ thống thông tin.
– Từ ngày 15/8 tới đây, tất cả các thông tin về nhà ở, thị trường bất động sản (BĐS) ở các địa phương đều phải được công khai trên hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS. Ngày 29/6 vừa qua, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đã ký ban hành Nghị định 44/2022/NĐ-CP quy định về việc xây dựng, quản lý và sử dụng hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường BĐS, có hiệu lực từ ngày 15/8 tới đây. Theo đại diện Bộ Xây dựng, để triển khai thực hiện Nghị định 44, Bộ Xây dựng đề nghị các Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND tỉnh, TP trực thuộc T.Ư khẩn trương, tập trung chỉ đạo tổ chức tập huấn, phổ biến, tuyên truyền Nghị định số 44 cho các Sở, ban, ngành (Xây dựng, TN&MT, KH&ĐT, Cục thuế, UBND cấp huyện, chủ đầu tư dự án, sàn giao dịch BĐS…).
8. Đồng Nai mời gọi đầu tư hơn 1,1 tỷ USD vào du lịch.
-Theo Sở KH-ĐT, Đồng Nai đang mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 6 dự án du lịch sinh thái lớn trên địa bàn tỉnh với tổng vốn hơn 1,1 tỷ USD. Trong đó, có 4 dự án có vốn đầu tư lớn gồm: Khu du lịch thác Reo (H.Thống Nhất) với diện tích 100ha, vốn đầu tư khoảng 434 triệu USD; Hồ Đa Tôn (H.Tân Phú) với diện tích 760ha, vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD; Điểm du lịch hồ Bà Hào (H.Vĩnh Cửu) rộng 420ha, vốn đầu tư 170 triệu USD và Khu Safari (H.Vĩnh Cửu) trên diện tích 412ha có vốn đầu tư 130 triệu USD.
9. Đồng Nai mời gọi đầu tư hơn 1,1 tỷ USD vào du lịch.
-Theo Sở KH-ĐT, Đồng Nai đang mời gọi các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào 6 dự án du lịch sinh thái lớn trên địa bàn tỉnh với tổng vốn hơn 1,1 tỷ USD. Trong đó, có 4 dự án có vốn đầu tư lớn gồm: Khu du lịch thác Reo (H.Thống Nhất) với diện tích 100ha, vốn đầu tư khoảng 434 triệu USD; Hồ Đa Tôn (H.Tân Phú) với diện tích 760ha, vốn đầu tư khoảng 170 triệu USD; Điểm du lịch hồ Bà Hào (H.Vĩnh Cửu) rộng 420ha, vốn đầu tư 170 triệu USD và Khu Safari (H.Vĩnh Cửu) trên diện tích 412ha có vốn đầu tư 130 triệu USD.
10. Hà Nội: Tháo gỡ điểm nghẽn cho giải ngân đầu tư công.
-Xác định giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế, TP Hà Nội đã quyết liệt chỉ đạo các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã và các chủ đầu tư tập trung nguồn lực cho đầu tư công ngay từ đầu năm 2022. Đến nay, 6 tháng đầu năm 2022, toàn TP Hà Nội mới giải ngân đạt 20% kế hoạch, vẫn thấp hơn so với yêu cầu. Thẳng thắn nhìn nhận, chỉ rõ nguyên nhân để có giải pháp tháo gỡ nhằm đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đang được các sở, ngành, đơn vị, địa phương chủ động thực hiện.
11. Kiên quyết thu hồi dự án chậm tiến độ, khắc phục quy hoạch treo.
-Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa có công văn yêu cầu UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện rà soát quy hoạch, kịp thời điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch đã quá thời hạn và không có tính khả thi; rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ và kiên quyết thu hồi những dự án chậm tiến độ, khắc phục tình trạng “dự án treo”. Bên cạnh đó, xây dựng chương trình đô thị, khu vực phát triển đô thị và kiểm soát chặt chẽ tốc độ, chất lượng phát triển đô thị; kịp thời xử lý các vi phạm trong việc thực hiện quy hoạch và tăng cường việc giám sát của người dân.
-Cơ quan dân cử, của đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND các cấp trong quá trình lập và thực hiện quy hoạch, dự án đầu tư xây dựng. Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các bộ, ngành, địa phương rà soát các dự án để có phương án kiểm tra, đôn đốc tiến độ, kiên quyết thu hồi những dự án chậm tiến độ; yêu cầu các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch, dự án nhằm phát huy hiệu quả, giải phóng nguồn lực đất đai cho phát triển kinh tế – xã hội của đất nước.
-Huyện Đông Anh sẽ cưỡng chế thu hồi đất để đẩy nhanh tiến độ dự án “Hoàn thiện hạ tầng khu cây xanh, bãi đỗ xe kết hợp sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại khu ao số 3 thôn Nhuế, xã Kim Chung”. Ngày 19/7, UBND huyện Đông Anh (Hà Nội) cho biết, để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án “Hoàn thiện hạ tầng khu cây xanh, bãi đỗ xe kết hợp sinh hoạt văn hóa cộng đồng tại khu ao số 3 thôn Nhuế, xã Kim Chung”, các đơn vị chức năng của huyện và xã sẽ tiến hành cưỡng chế thu hồi 7.628 m2 đất tại khu vực ao số 3 này. Theo Phó Chủ tịch UBND xã Kim Chung Nguyễn Quốc Cường, khu đất 7.628 m2 do ông Nguyễn Văn Chí đang sử dụng là đất công thuộc sự quản lý của UBND xã, nhưng trong quá trình quản lý, sử dụng, UBND xã ký hợp đồng cho ông Nguyễn Văn Chí thuê thầu và đã được thanh lý theo quy định.
12. Bắc Giang chuyển đổi 64ha đất rừng để thực hiện các dự án.
-Tại Kỳ họp thứ 7, HĐND tỉnh Bắc Giang khóa XIX đã thông qua Nghị quyết Quyết định chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tỉnh Bắc Giang sẽ chuyển đổi 64ha đất rừng, thuộc các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lạng Giang, Tân Yên và Yên Thế phục vụ các dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác mỏ đất san lấp mặt bằng trên địa bàn.