Mục lục
- 1 1.Hà Nội đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất.
- 1.0.1 2. 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP.HCM “giảm tốc”, trầm lắng.
- 1.0.2 3. FLC nợ 451 tỉ đồng tiền thuê đất khi thực hiện dự án FLC Quảng Bình.
- 1.0.3 4. TS. Vũ Đình Ánh: Ngắt tín dụng bất động sản đồng loạt, thị trường không khủng hoảng sẽ thành khủng hoảng.
- 1.0.4 5. Ngăn chặn tình trạng ‘găm đất’ trong các khu công nghiệp tại Đà Nẵng.
- 1.0.5 6. Di dời toàn bộ 220 ki-ốt dọc bờ biển để quy hoạch bãi biển Cửa Lò đẹp như “mơ”.
- 1.0.6 7. Bỏ đất trống sau 7 năm tháo dỡ, ‘đất vàng’ Thương xá Tax sẽ làm bãi giữ xe.
- 1.0.7 8. Thị trường bất động sản đang bị “sốc”?
- 1.0.8 9. Thuế bất động sản: Cần lộ trình và đồng bộ.
- 1.0.9 10. Khánh Vĩnh: Tạm dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng sang đất ở khi không đáp ứng quy hoạch.
- 1.0.10 11. Phú Mỹ Group làm dự án KCN hơn 200ha ở Hòa Bình.
- 1.0.11 12. Sở Tư pháp Cà Mau đề nghị thu hồi khu đất hơn 25.000 m2 đấu giá sai quy định.
1.Hà Nội đẩy mạnh đấu giá quyền sử dụng đất.
Việc đấu giá quyền sử dụng đất thời gian qua trên địa bàn thành phố còn rất chậm nên lãnh đạo Hà Nội đang chỉ đạo làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm của các đơn vị liên quan, đồng thời đặt ra nhiều giải pháp nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ đấu giá quyền sử dụng đất năm 2022. Hết 6 tháng 2022, Thành phố Hà Nội mới đấu giá quyền sử dụng đất tại 33 dự án với tổng diện tích khoảng 5,87ha (là diện tích đất ở, không bao gồm đất xây dựng hạ tầng). Trong khi đó, theo UBND TP. Hà Nội, kế hoạch sử dụng đất năm 2022 của 30 quận, huyện, thị xã, gồm có 634 dự án (có mục đích sử dụng đất để đấu giá quyền sử dụng đất) với tổng diện tích khoảng trên 1.560ha.
2. 6 tháng đầu năm, thị trường bất động sản TP.HCM “giảm tốc”, trầm lắng.
Từ cuối quý II/2022, thị trường bất động sản TP.HCM có dấu hiệu “giảm tốc”, phát triển chậm lại, trầm lắng, nhất là trên thị trường bất động sản thứ cấp. So sánh kết quả 6 tháng đầu năm 2022 với 6 tháng đầu năm 2021 cho thấy số dự án huy động vốn tăng 8,3%; tổng số nhà ở (căn) tăng 46,58%; tổng giá trị cần huy động vốn tăng 434,26%; phân khúc căn hộ cao cấp tăng 111,29%; phân khúc căn hộ trung cấp giảm 34,41%; phân khúc căn hộ bình dân bằng 0%. Theo nhận định của Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA), đây là dấu hiệu lệch pha cung cầu và cũng là chỉ dấu rõ rệt nhất của sự phát triển thị trường bất động sản thiếu bền vững. Để thị trường bất động sản tiếp tục phát triển bền vững, cân bằng thì phân khúc căn hộ bình dân, giá vừa túi tiền của đại bộ phận khách hàng có nhu cầu phải giữ ở tỷ lệ cao nhất; tiếp theo là phân khúc căn hộ trung cấp; còn phân khúc cao cấp chiếm tỷ lệ nhỏ nhất.
3. FLC nợ 451 tỉ đồng tiền thuê đất khi thực hiện dự án FLC Quảng Bình.
Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ 451 tỉ đồng tiền thuê đất của tỉnh Quảng Bình, trong đó có 220 tỉ đồng tiền nợ quá hạn.Ngày 22/7, Tuổi Trẻ Online dẫn nguồn tin từ Cục Thuế Quảng Bình xác nhận Công ty cổ phần Tập đoàn FLC hiện vẫn đang nợ tổng cộng 451 tỉ đồng tiền thuê đất, trong đó nợ quá hạn 220 tỉ đồng. Được biết số tiền nợ quá hạn này là của dự án trung tâm hội nghị, khách sạn, du lịch nghỉ dưỡng và biệt thự nghỉ dưỡng FLC Quảng Bình. Dự án này được tỉnh Quảng Bình cho thuê đất trả tiền một lần.
4. TS. Vũ Đình Ánh: Ngắt tín dụng bất động sản đồng loạt, thị trường không khủng hoảng sẽ thành khủng hoảng.
Theo TS. Vũ Đình Ánh, vấn đề không phải siết tín dụng mà phải hướng tín dụng vào phân khúc hay là dự án lành mạnh bền vững đảm bảo chất lượng cho bản thân thị trường bất động sản và chất lượng khoản tín dụng dành cho bất động sản.
5. Ngăn chặn tình trạng ‘găm đất’ trong các khu công nghiệp tại Đà Nẵng.
UBND thành phố Đà Nẵng vừa chỉ đạo thực hiện các biện pháp hạn chế tình trạng “găm đất” làm ảnh hưởng đến việc tiếp cận đất đai trong khu công nghiệp của nhà đầu tư thứ cấp, đồng thời rà soát đối với khu công nghiệp sau nhiều năm nhưng tỷ lệ lấp đất còn thấp, quỹ đất còn trống nhiều so với quy mô khu công nghiệp.
6. Di dời toàn bộ 220 ki-ốt dọc bờ biển để quy hoạch bãi biển Cửa Lò đẹp như “mơ”.
“Trước đây biển hoang sơ, người dân kinh doanh tự phát với các xe đẩy. năm 2004, thị xã Cửa Lò tiến hành xây dựng các ki-ốt cho người dân thuê buôn bán. Dự kiến cuối năm 2022, UBND TX. Cửa Lò sẽ di dời hơn 220 ki-ốt đang buôn bán dọc bờ biển để lên ý tưởng mời nhà đầu tư làm đẹp, làm sạch bãi biển.
Đến năm 2020, hợp đồng với các ki -ốt này đều đã hết hạn. Từ năm 2020, các ki-ốt này được ký hợp đồng cho thuê theo hàng năm. Cuối năm 2022, các ki-ot sẽ được giải tỏa, không còn buôn bán bám mặt bờ biển nữa”, ông Hiệp chia sẻ.
7. Bỏ đất trống sau 7 năm tháo dỡ, ‘đất vàng’ Thương xá Tax sẽ làm bãi giữ xe.
Sau khi tháo dỡ Thương xá Tax vào tháng 10/2016, khu đất này bị bỏ trống nên có thể sử dụng làm bãi giữ xe phục vụ nhu cầu người dân đến tham quan phố đi bộ Nguyễn Huệ. Đáng chú ý, đây là lần thứ 2, UBND quận 1 đề xuất dùng khu đất này làm bãi giữ xe.
8. Thị trường bất động sản đang bị “sốc”?
Theo TS Đinh Thế Hiển, động thái của các nhà đầu tư BĐS lúc này là “chùn tay” và quan sát. Nếu nhìn tổng thể bức tranh, thị trường BĐS tiếp tục gặp khó khăn.
Vị chuyên gia này chỉ ra, giai đoạn 2022-2023, thị trường BĐS nhìn chung gặp khó khăn. Nhà nước kiểm soát nguồn vốn NHTM đưa vào thị trường BĐS; giá BĐS đã tăng cao; lãi suất cho vay tăng 2%; các nhà đầu tư kẹt vốn, giảm niềm tin bởi giá BĐS đã neo cao… được xem là những yếu tốc khiến thị trường BĐS chững lại.
9. Thuế bất động sản: Cần lộ trình và đồng bộ.
Trao đổi với Đại Đoàn Kết về nội dung đánh thuế với người nhiều bất động sản (BĐS) được đưa ra trong Nghị quyết 18, ông Đinh Thế Hiển- Viện trưởng Viện Nghiên cứu tin học và kinh tế ứng dụng, cho rằng việc thu thuế tài sản, bất động sản không nên nôn nóng, cần làm từng bước để người dân quen dần. Vì vậy, lộ trình thu thuế cần lũy tiến tăng theo các năm. Những việc này thực hiện đồng bộ sẽ kiểm soát và thu thuế thuận lợi hơn
10. Khánh Vĩnh: Tạm dừng giải quyết hồ sơ chuyển mục đích sử dụng sang đất ở khi không đáp ứng quy hoạch.
UBND huyện Khánh Vĩnh vừa có văn bản gửi Phòng Tài nguyên – Môi trường (TN-MT) yêu cầu tạm dừng hồ sơ đang giải quyết .Và tạm ngưng tiếp nhận mới đối với hồ sơ chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở tại nông thôn trên địa bàn các xã không đáp ứng yêu cầu về “quy hoạch điểm dân cư nông thôn (đối với khu vực nông thôn) đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt”.
11. Phú Mỹ Group làm dự án KCN hơn 200ha ở Hòa Bình.
Thủ tướng Chính phủ vừa ra quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Bình Phú, tỉnh Hòa Bình. Chủ đầu tư dự án trên là CTCP Tập đoàn Phú Mỹ (Phú Mỹ Group). Quy mô sử dụng đất của dự án là 214,29 ha (không bao gồm 21,57 ha đất rừng, giữ nguyên chức năng đồi núi).
12. Sở Tư pháp Cà Mau đề nghị thu hồi khu đất hơn 25.000 m2 đấu giá sai quy định.
Sở Tư pháp Cà Mau cho rằng, Chi cục Thi hành án dân sự (THADS) TP.Cà Mau bán đấu giá 2 khối tài sản trên đất của Công ty thực phẩm Cà Mau là chưa đúng. Trong khi đó, Cục THADS tỉnh và Chi cục THADS TP. Cà Mau vẫn khẳng định việc kê biên, bán đấu giá kể trên được thực hiện đúng quy định pháp luật. Ngày 24/7, theo nguồn tin của Tiền Phong, Sở Tư pháp Cà Mau có báo cáo đề xuất UBND tỉnh thu hồi toàn bộ hơn 25.000m2 đất của Công ty CP xuất nhập khẩu nông sản thực phẩm Cà Mau (Công ty thực phẩm Cà Mau) đã có 2 đơn vị trúng đấu giá, để đấu giá lại theo luật định. Trình Chính phủ thông qua dự án khu công nghiệp 900 héc ta ở Cần Thơ do VSIP đầu tư.TP Cần Thơ đã trình Chính phủ phê duyệt thông qua dự án khu công nghiệp quy mô 900 héc ta do Công ty liên doanh TNHH Khu công nghiệp Việt Nam- Singapore (VSIP) làm chủ đầu tư.