-Tỉnh Lâm Đồng vừa có động thái tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho việc hiến đất làm đường và tách thửa đất tại địa phương, qua đó tạo điều kiện cho người dân tiếp tục thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định.
Theo đó, đối với các khu vực, diện tích đã hiến đất mở đường, tách thửa trên địa bàn phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn mới thì tiếp tục thực hiện các thủ tục đất đai, xây dựng theo đúng quy định của pháp luật và phù hợp với quy hoạch.
UBND tỉnh Lâm Đồng yêu cầu khi xem xét phải đánh giá hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của địa phương đảm bảo cung cấp các dịch vụ thiết yếu như cấp điện, thoát nước, cấp nước, thu gom rác thải. Trường hợp khu vực, diện tích đất tách thửa số lượng lớn nhằm kinh doanh bất động sản phải thực hiện theo các quy định có liên quan.
Mục lục
- 1 -Dự án vướng đất công xen cài vẫn nằm im tại chỗ.
- 2 -Tốc độ tăng giá nhà đất vượt vàng và chứng khoán.
- 3 -Du lịch tăng cao, nhiều khách sạn Quảng Bình kín phòng dịp hè
- 4 -Thị trường xuất hiện tình trạng nhà đầu tư giảm lời: Tín hiệu báo động?
- 5 -TP.HCM sẽ dùng 12.410 tỷ đồng ngân sách xây 93.000 nhà ở xã hội
- 6 -Thái Bình triển khai nhiều dự án khu dân cư, khu tái định cư.
-Dự án vướng đất công xen cài vẫn nằm im tại chỗ.
Nghị định 148/2020/NĐ-CP đã ban hành nhằm gỡ rối cho các dự án vướng đất công xen cài nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể nên đến nay đất công xen cài vẫn “đắp chiếu” vô thời hạn. Theo thống kê của Hiệp hội bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) có đến 126 dự án nhà ở thương mại và 158 dự án bất động sản trên địa bàn thành phố đang trong tình trạng “đứng bánh” do không thể hoàn tất thủ tục pháp lý để triển khai.
TP.HCM sẽ có thêm 2 dự án chống ngập, tổng kinh phí lên tới 16.000 tỷ. Hai dự án cải thiện hệ thống thoát nước, chống ngập và xử lý nước thải cho lưu vực Tây Sài Gòn và lưu vực Tham Lương – Bến Cát dự kiến sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2023 – 2028. Mỗi dự án đề xuất mức kinh phí khoảng 8.000 tỷ. Dự án thứ nhất sẽ được thực hiện tại khu vực Tây Sài Gòn sử dụng vốn ODA và vốn vay Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB). Tổng mức đầu tư cho dự án là 350 triệu USD tương đương 8.120 tỷ đồng, trong đó, ADB sẽ tài trợ vốn vay ưu đãi hơn 6.960 tỷ đồng, ngân sách thành phố sẽ trích vốn đối ứng hơn 1.160 tỷ đồng
– Cơn sốt đất nền đã đi qua vùng đỉnh.
Tại sự kiện báo cáo thị trường bất động sản quý 2/2022, ông Nguyễn Quốc Anh – Phó Tổng giảm đốc Batdongsan.com đã phác thảo lại bức tranh thị trường từ dữ liệu lịch sử của các đợt sốt đất trong 30 năm qua.
Trong quý 2/2022 lượt tìm kiếm đất nền giảm khoảng 13% so với đỉnh quý 2/2021, một chỉ báo cho thấy cơn sốt đất nền đã đi qua vùng nóng và hoàn thiện một chu kỳ. Mặc dù giảm nhiệt nhưng trong ngắn hạn sẽ khó có khả năng giá bất động sản giảm.
-Từ nay đến 2025, AEON đặt ra mục tiêu xây dựng và đưa vào vận hành 16 Trung tâm thương mại tại Việt Nam, trong đó có Trung tâm thương mại AEONMALL Huế.Về dự án Trung tâm thương mại AEONMALL Huế, vào ngày 1.5.2022, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương và Tổng Giám đốc Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam đã trao văn kiện thống nhất chủ trương chấp thuận để Công ty TNHH AEONMALL Việt Nam thực hiện dự án Trung tâm thương mại AEONMALL Huế. Hiện nay AEONMALL Việt Nam đang thực hiện các thủ tục cần thiết để triển khai dự án. Tuy nhiên trong quá trình triển khai cũng gặp một số vướng mắc cần được Bộ Xây dựng cho ý kiến tháo gỡ
-Tốc độ tăng giá nhà đất vượt vàng và chứng khoán.
Trong hơn 2 năm, từ 1/2020 đến tháng 6/2022, đất và nhà ở có chỉ số tăng giá cao nhất, xếp sau đó là vàng, chứng khoán và tiền gửi tiết kiệm.
-Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt nối 2 tỉnh Ninh Thuận – Lâm Đồng đang được nghiên cứu tiền khả thi để khôi phục và đưa vào hoạt động trở lại sau 36 năm “ngủ yên”. Mới đây, Bộ Giao thông Vận tải đã có văn bản chấp thuận đề xuất của Công ty cổ phần Thương mại-Dịch vụ khách sạn Bạch Đằng về việc nghiên cứu tiền khả thi dự án khôi phục tuyến đường sắt Tháp Chàm-Đà Lạt.
-Kém thanh khoản, bất động sản vùng xa có thể cắt lỗ lên đến 30%. Theo ông Hiển, thị trường 6 tháng cuối năm sẽ đối diện với hàng loạt khó khăn. Đầu tiên là việc Nhà nước kiểm soát nguồn vốn của các ngân hàng thương mại đưa vào thị trường bất động sản. Bên cạnh đó, giá bất động sản đã tăng cao ở nhiều phân khúc và địa phương, lãi suất cho vay tăng.
Đặc biệt, các nhà đầu tư đang kẹt vốn và giảm niềm tin về giá bất động sản tiếp tục tăng, do vậy họ chưa vội xuống tiền. “Chính sự chùn tay của các nhà đầu tư sẽ làm cho bất động sản đi vào giai đoạn suy giảm. Các nhà đầu tư lướt sóng chùn tay chưa mua vội mà đứng ngoài quan sát”, ông Hiển nói.
-Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên vừa công bố danh mục dự án để đầu tư đối với Khu dân cư nông thôn số 3 tại xã Tiên Hội, huyện Đại Từ.Dự án có diện tích 11,8ha; Sơ bộ tổng chi phí thực hiện hơn 234 tỉ đồng. Thời gian hoạt động của dự án là 50 năm tính từ ngày nhà đầu tư được cơ quan có thẩm quyền quyết định giao đất, quyết định cho thuê đất. Tiến độ thực hiện dự án từ năm 2022 đến hết quý 1.2025. Hiện trạng đất chưa giải phóng mặt bằng. Thời hạn để nhà đầu tư nộp hồ sơ đăng ký thực hiện dự án là ngày 9.8.2022.
-Nâng cấp sân bay Cam Ranh với đề xuất nguồn vốn gần 40.000 tỷ đồng. Với tầm nhìn nâng công suất của sân bay Cam Ranh lên 36 triệu hành khách/năm, cục hàng không đề xuất chi phí nâng cấp cảng hàng không ở Khánh Hòa trong giai đoạn 2021-2030 dự kiến là 24.00 tỷ đồng; giai đoạn 2030-2050 dự kiến là 15.000 tỷ đồng.
-Cho thuê kho vận tại Việt Nam và Đông Nam Á có nhiều tín hiệu khả quan. Khu vực ASEAN hội tụ đủ điều kiện cho sự bùng nổ thương mại điện tử mạnh mẽ, với các trụ cột trong chuỗi giá trị sản xuất nghiêng về Việt Nam, Indonesia và Thái Lan, trong khi Singapore và Malaysia là các trung tâm hậu cần quan trọng. Khu vực ASEAN hội tụ đủ điều kiện cho sự bùng nổ thương mại điện tử mạnh mẽ, với các trụ cột trong chuỗi giá trị sản xuất nghiêng về Việt Nam, Indonesia và Thái Lan, trong khi Singapore và Malaysia là các trung tâm hậu cần quan trọng.
-Du lịch tăng cao, nhiều khách sạn Quảng Bình kín phòng dịp hè
Nhu cầu du khách tăng cao khiến số lượng cơ sở lưu trú 3 – 5 sao ở Quảng Bình không có khả năng đáp ứng trong hiện tại và tương lai khi du lịch ở đây được dự đoán phát triển mạnh. Nghịch lý cầu cao – cung thấp
Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình, trong quý I/2022, địa phương đã đón khoảng 145.916 lượt khách du lịch, doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt hơn 812 tỷ đồng. Sức nóng của du lịch Quảng Bình tiếp tục tăng cao trong mùa du lịch cao điểm khi nhiều cơ sở lưu trú trên địa bàn đã lấp đầy booking từ vài tháng trước. Điển hình, theo khảo sát trong tháng 7, đa số các khách sạn tại Quảng Bình kín phòng và không nhận thêm khách cho đến hết tháng 8.
-Thị trường xuất hiện tình trạng nhà đầu tư giảm lời: Tín hiệu báo động?
Thay vì mục tiêu lãi lớn, một số nhà đầu tư bắt đầu hạ bớt kỳ vọng lợi nhuận để nhanh chóng đẩy hàng, thu hồi vốn và lãi. Kịch bản giá tiếp tục giảm sâu nhưng không có người mua sẽ xuất hiện. Và đó là tín hiệu báo động cho thị trường địa ốc.
-TP.HCM sẽ dùng 12.410 tỷ đồng ngân sách xây 93.000 nhà ở xã hội
. Nguồn vốn ngân sách xây nhà ở xã hội là 12.410 tỷ đồng, chiếm 10% tổng nguồn vốn, giải ngân trong giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 3.770 tỷ đồng và giai đoạn 2026 – 2030 khoảng 8.640 tỷ đồng…
-Thái Bình triển khai nhiều dự án khu dân cư, khu tái định cư.
Trên cơ sở kế hoạch phát triển nhà ở giai đoạn 2021-2025 và các dự án đang triển khai trên địa bàn, UBND tỉnh Thái Bình dự kiến thực hiện nhiều dự án khu dân cư, khu tái định cư vào năm 2022…Cụ thể, về nhà ở tái định cư cho khu tập thể cũ, tỉnh Thái Bình tiếp tục triển khai dự án chỉnh trang khu tập thể 4, 5 tầng tại phường Lê Hồng Phong, TP. Thái Bình. Đồng thời kiểm định, đánh giá các khu chung cư cũ để báo cáo UBND tỉnh đề xuất xây dựng lại hoặc thu hồi phá dỡ và bố trí tái định cư; Quy hoạch các khu vực tái định cư nhằm tái định cư cho những hộ dân bị thu hồi đất thực hiện dự án trên địa bàn tỉnh theo quy định.