Đầu tư chung là một trong những cách thức phổ biến được nhà đầu tư chọn lựa. Tuy nhiên, cách đầu tư này sẽ đòi hỏi nhà đầu tư cần xem xét rất kỹ về vấn đề pháp lý, nguồn gốc của bất động sản và quan trọng nhất là người để góp vốn chung. Vậy, cách thức hạn chế tranh chấp đất đai trong đầu tư chung bất động sản như thế nào?
Mục lục
Quy trình khi đầu tư chung bất động sản
Nếu có một cơ hội từ người thân quen rủ đầu tư chung, bạn cần thực hiện các bước sau:
- Tìm hiểu rõ người đó, uy tín như thế nào?
- Nếu quan tâm lô đất đó thì bạn cần trực tiếp đi thẩm định hoặc điều chuyển cấp dưới thẩm định chính xác xem cơ hội đầu tư này OK không?
- Thẩm định tính an toàn và tính pháp lý có ổn không?
Lập hợp đồng và lập điều khoản rõ ràng mua chung để tránh tranh chấp đất đai.
Ưu và nhược điểm khi đầu tư chung bất động sản
Ưu điểm
- Bỏ ít vốn hơn nhưng cổ phẩn của lô đất ngon. Nếu bạn có một cơ hội đầu tư lớn, nhưng nguồn lực tài chính của bạn vẫn chưa sẵn sàng. Đầu tư chung bất động sản sẽ giúp bạn sở hữu cổ phần của một quỹ đất lớn, nhiều tiềm năng lợi nhuận mà không bị vụt mất cơ hội.
- Có nhiều góc nhìn đầu tư. Khi có nhiều cộng tác, bạn sẽ tiếp nhận được nhiều góc nhìn đầu tư hay khác nhau. Từ đó, bạn có thể học hỏi, tham khảo và nhìn ra được các cơ hội. Nó cũng giúp bạn hạn chế những quyết định mang tính cảm tính.
- Khi đầu tư cùng đối tác, sự hiểu biết của bạn về lĩnh vực này sẽ được mở rộng. Từ đó, giúp ích rất nhiều cho các cơ hội đầu tư tiếp theo.
Nhược điểm
- Có quá nhiều ý kiến: Đầu tư chung bất động sản khi có quá nhiều người, nhiều ý kiến. Điều này gây ra khó khăn trong việc thống nhất các hạng mục. Đôi khi điều này khiến cho cả đội không thống nhất được ý kiến. Lúc người này muốn giữ còn người kia thì muốn bán hoặc ngược lại. Tình huống này dễ dẫn đến xích mích trong mối quan hệ. Vì thế, nhóm mua chung cần có hợp đồng thỏa thuận để tránh tranh chấp đất đai.
- Tin người, ủy thác toàn bộ và không thẩm định dự án
Đây là vấn đề rất quan trọng. Sự tin tưởng và ủy thác sẽ mang lại tiềm ẩn rủi ro rất lớn trong đầu tư chung BĐS. Không ít trường hợp vì tin tưởng nhau mà không có thỏa thuận mua chung, đến khi tan vỡ thì không đủ điều kiện pháp lý dẫn đến những tranh chấp và khả năng mất trắng tài sản.
Khi hai người chơi quá thân, nghĩ rằng bạn mình giàu không lừa mình đâu. Không cần ký tá, thẩm định mà cứ chuyển khoản luôn. Như thế sẽ rất dễ bị lừa và chiếm đoạt số tiền đó.
Làm thế nào để hạn chế tranh chấp đất đai trong đầu tư chung bất động sản
Thẩm định
A. Độ an toàn
- Dự án đó có thật hay không, mức độ cạnh tranh, tiềm năng tăng trưởng, pháp lý rõ ràng. Khi nắm được các điểm này, tinh thần của bạn sẽ tốt hơn cho các lựa chọn.
- Đảm bảo được tính thực tế và khả năng thu về lợi nhuận của dự án đó.
B. Thỏa thuận pháp lý
Nhiều người chọn người thân, người quen để đầu tư chung. Nhưng phần này chỉ giải quyết 30% người mua chung. 70% quyết định ở thỏa thuận mua bán. Pháp lý quan trọng nhất là hợp đồng thỏa thuận góp vốn
- Ai góp bao nhiêu %, nghĩa vụ của chúng ta là gì?
- Thỏa thuận khi nào bán – nó cực kỳ quan trọng. Nếu không có thỏa thuận khi nào bán thì dễ xảy ra tình trạng xung đột “Anh muốn bán – Em muốn giữ”.
- Đưa ra thỏa thuận rõ ràng nếu bây giờ anh muốn bán nhưng mọi người trong nhóm không đồng ý thì
- Bán cổ phần theo giá hiện tại
- Bán cổ phần theo giá ban đầu
Nếu bạn đã chọn được người mua chung nhưng lại quá tin tưởng vào những lời hứa hẹn. Hai người thỏa thuận mà không có hợp đồng cam kết với nhau thì rất có thể từ tranh chấp nhỏ mà từ người thân trở thành người không thân. Vì vậy, hợp đồng thỏa thuận, ràng buộc pháp lý là điều kiện tiên quyết.
Nhiều người sẽ cảm thấy nếu có hợp đồng thỏa thuận giữa người thân. Nhưng nếu xảy ra tranh chấp đất đai thì sẽ xảy ra nhiều điều gây mất lòng nhiều hơn.
C. Đối tác
Tất cả mọi tranh chấp đất đai đều xuất phát từ chưa ràng buộc rõ ràng hợp đồng. Nhưng hợp đồng cũng chỉ là giấy, cũng chỉ là cái để để nói chuyện với nhau. Vì kiện tụng, pháp lý rất khó giải quyết những tranh chấp này.
Vì thế, quan trọng nhất vẫn là tìm người hợp tác, mua chung cùng mình. Nhưng mà nhìn người là đụng tới tiền mà tiền lớn lại càng khó nữa. Cho nên chỉ có 2 trường hợp nên mua chung:
- Người đó quan hệ thân thiết với bạn. Dòng tiền của người kia và bạn phải vững vàng mỗi tháng, ổn định tài chính. Nếu cả 2 bạn đều sử dụng đòn bẩy thì sẽ có lúc xảy ra tranh chấp đất đai. Việc đối tác có dòng tiền ổn định và nguồn lực lớn giúp hạn chế tranh chấp đất đai. Khi gặp các vấn đề sẽ được giải quyết dễ dàng hơn.
Trường hợp bạn ít vốn nhưng bạn quá thích lô đất đó. Vì nó có tiềm năng tăng giá cao thì bạn có thể mua chung. Nhưng điều kiện bắt buộc là những người đó là người người thân thiết, uy tín cao và tài chính ổn định.
Đảm bảo tính pháp lý cho hợp đồng thỏa thuận góp vốn tránh tranh chấp đất đai
- Tính pháp lý của lô đất.
- Tính pháp lý giữa việc hợp tác nhiều người (Hợp đồng/thỏa thuận mua chung).
- Hợp đồng góp tiền đầu tư chung BĐS cần được lập thành văn bản, có chữ ký của các bên tham gia.
- Thực hiện các thủ tục công chứng, chứng thực hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Nếu không lựa chọn hình thức thỏa thuận hợp đồng bằng văn bản hoặc không đủ điều kiện thành lập văn bản; hợp đồng phải thực hiện bằng lời nói thì cần có các đoạn ghi âm hay ghi hình để chứng minh cho giao dịch.
Theo quy định của pháp luật, cần yêu cầu mỗi chủ sở hữu đều phải có một Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong trường hợp lựa chọn một người đại diện đứng tên thì cần có giấy tờ chứng minh thỏa thuận cho người đó đại diện đứng tên.
Kết nối với diễn giả
- Youtube: Dương Đình Châu Official
- Fanpage: Dương Đình Châu – Đầu Tư Thực Chiến
- Facebook diễn giả: Dương Đình Châu
Đừng bỏ lỡ
- Đầu tư thực chiến – Bí quyết đầu tư khôn ngoan không phải ai cũng biết
- Bí quyết quản trị rủi ro giúp nhà đầu tư tránh mất tiền oan