Mua nhà ở xã hội: Giá rẻ, tốt nhưng cũng tiềm ẩn 1 số rủi ro

2. Mua-nha-o-xa-hoi-gia-re

Mua nhà ở xã hội đang được hưởng nhiều ưu đãi về giá, phù hợp với người có thu nhập thấp. Mua ngay nếu bạn đủ điều kiện đăng ký mua nhà ở xã hội. 

Theo khoản 7 Điều 1 Luật Nhà ở 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở 2014. Nhà ở xã hội hiện nay có hai loại gồm nhà chung cư hoặc nhà ở liền kề thấp tầng. Về tiêu chuẩn, nhà ở xã hội phải đảm bảo tiêu chuẩn về diện tích theo quy định tại Điều 7 Nghị định 100/2015/NĐ-CP.

Trường hợp nhà ở xã hội là nhà chung cư

  • Căn hộ phải được thiết kế, xây dựng theo kiểu khép kín, bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng.
  • Tiêu chuẩn diện tích sử dụng mỗi căn hộ tối thiểu là 25m2, tối đa là 70m2. Đảo đảm phù hợp với quy hoạch xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Trường hợp nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng

  • Tiêu chuẩn diện tích đất xây dựng của mỗi căn nhà không vượt quá 70m2.
  • Hệ số sử dụng đất không gấp 2 lần và phù hợp với quy hoạch do nhà nước phê duyệt.
  • Đối tượng được mua nhà ở xã hội

Hiện nay theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì có 10 nhóm đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ được mua nhà ở xã hội. Trong đó ưu tiên những đối tượng sau:

  1. Người có công với cách mạng.
  2. Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn.
  3. Hộ gia đình khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.
  4. Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị. 
  5. Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp.
  6. Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc CAND và QĐND.
  7. Cán bộ, công chức, viên chức.
  8. Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật. Nhưng họ chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở…
  9. Học sinh, sinh viên các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề. Học sinh trường dân tộc nội trú công lập được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.

III. Điều kiện để được mua nhà ở xã hội

Câu hỏi nhiều người đặt ra là “Mua nhà ở xã hội có dễ không?” Câu trả lời là KHÔNG. Mục đích của nhà ở xã hội là cung cấp thêm nhà ở giá rẻ cho đối tượng đặc biệt. Điều kiện được mua nhà ở xã hội đã được quy định rõ ràng. Do vậy, việc lựa chọn người có thể được mua nhà ở xã hội rất gắt gao. Bạn phải qua nhiều thủ tục và quy trình, chấm điểm hồ sơ để đăng ký. Dưới đây là những điều kiện để được mua nhà ở xã hội.  Điều kiện về nhà ở

  • Chưa có nhà thuộc sở hữu của mình.
  • Hoặc đang có nhà thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích hộ gia đình dưới 10 m2 sàn/người.
  • Hoặc là nhà tạm bợ, hư hỏng chưa được Nhà nước hỗ trợ nhà, đất dưới mọi hình thức.

Điều kiện về cư trú Trường hợp mua nhà phải có hộ khẩu thường trú hay đăng ký tạm trú nhưng đóng bảo hiểm xã hội từ 1 năm trở lên tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có dự án phát triển căn hộ – nhà ở xã hội. Điều kiện về thu nhập

  • Người thu nhập thấp chính là người không thuộc diện nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định thuế thu nhập cá nhân. 
  • Người thuộc hộ gia đình nghèo là đối tượng nằm trong chuẩn nghèo theo quy định của Chính phủ. 
  • Đối tượng bảo trợ xã hội cũng phải có xác nhận của UBND phường hay thị trấn nơi mình cư trú. Học sinh, sinh viên chỉ được cho thuê.

IV. Câu hỏi thường gặp khi mua nhà ở xã hội?

  • Nhà ở xã hội sẽ được bán lại không?

Nhà ở xã hội không được phép mua bán, thế chấp dưới mọi hình thức tối thiểu 5 năm. Thời gian sở hữu nhà xã hội bắt đầu tính từ thời điểm trả hết tiền mua hoặc thuê mua nhà ở xã hội theo hợp đồng đã ký với bên bán, bên cho thuê.

  • Nhà ở xã hội có được thế chấp không?

Đối với những đối tượng được mua nhà ở xã hội sẽ không được phép tiến hành thế chấp. Chỉ trừ trường hợp thế chấp với ngân hàng để vay tiền mua chính căn hộ đó. 

  1. Vay mua nhà ở xã hội như thế nào?

Mức vốn vay tối đa nhà ở xã hội là 80% giá trị hợp đồng thuê, mua nhà. Mức vốn vay tối đa đối với cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới nhà ở xã hội là 70% giá trị dự toán. Số tiền vay tối đa 500 triệu đồng và không được vượt quá 70% giá trị tài sản đảm bảo. 

V. Tính khả thi khi đầu tư hoặc mua nhà ở xã hội 

Khi mua nhà ở xã hội, người mua sẽ được hưởng ưu đãi về thuế nên giá mua sẽ thấp hơn nhà ở thương mại. Nếu bạn đủ điều kiện mua nhưng xa chỗ làm thì bạn cứ đăng ký mua và cho thuê lại. Như thế bạn vừa sở hữu BĐS đầu tiên, vừa có thể thuê nhà ở gần chỗ làm. Vì thế, bạn cứ mạnh dạn đăng ký mua. Bởi cơ quan duyệt hồ sơ và tỷ lệ trượt hồ sơ cũng cao, không phải ai cũng mua được. 

Một số lưu ý khi mua nhà ở xã hội

  • Tính thanh khoản của nhà ở xã hội là điều cần lưu ý khi mua nhà ở xã hội. Không được bán trong vòng 5 năm đầu kể từ khi thanh toán toàn bộ số tiền. Nếu trong thời gian này, bạn muốn bán lại thì bạn chỉ có thể bán lại cho chủ đầu tư hoặc bán cho các đối tượng đủ điều kiện trên.
  • Nhiều quy trình xét duyệt, thủ tục rườm rà.
  • Hồ sơ rất khó đậu thành công. Ví dụ: lương cao quá không mua được. lương thấp quá thì lại rớt hồ sơ. 
  • Không gia tăng giá trị thặng dư như các BĐS thông thường khác. Vì các dự án nhà ở xã hội sẽ thường được xây ở khu vực xa trung tâm. 
  • Không có nhiều tiện ích xung quanh cũng như chất lượng xây dựng. Đặc biệt là thời gian bàn giao phụ thuộc phần lớn vào chủ đầu tư.

Trên đây là một số thông tin chi tiết về việc mua nhà ở xã hội. Hy vọng Học Viện AMG  đã cung cấp thông tin giúp bạn có quyết định mua nhà ở xã hội hay không. 

Kết nối với diễn giả

Đừng bỏ lỡ

Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký khóa học
Chat Facebook
Gọi điện ngay