Cuộc đua các ngân hàng giảm lãi suất diện rộng. Điều này góp phần khơi thông thị trường vốn và tín dụng. Liệu bất động sản có được hưởng lợi?.
Từ ngày 1/4/2023, Ngân hàng Nhà nước đã phát đi thông báo về việc giảm hàng loạt lãi suất điều hành, mức điều chỉnh 0,3 đến 0,5% 1 năm, hiệu lực từ ngày 3 tháng 4.
Mục lục
- 1 Cụ thể
- 2 Vậy, vì sao Ngân hàng nhà nước liên tiếp giảm lãi suất điều hành?
- 3 Ngân hàng giảm lãi suất cho vay -Đi ngược với chiều gió hay đón đầu xu hướng?
- 4 Lãi suất bớt “nóng bỏng tay”
- 5 Hàng loạt các ngân hàng giảm lãi suất cho vay
- 6 Liệu bất động sản có được hưởng lợi khi ngân hàng giảm lãi suất cho vay?
- 7 Thêm nhiều tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản
- 8 Gói tín dụng 120.000 tỷ và đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội
Cụ thể
Ngân hàng Nhà nước quyết định giảm 0,5%/năm đối với các loại lãi suất:
- Lãi suất tái cấp vốn giảm còn 5,5%/năm.
- Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn và kỳ hạn dưới 1 tháng giảm còn 0,5%/năm.
- Lãii suất tiền gửi từ 1 đến 6 tháng giảm còn 5,5%/năm.
- Lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên giảm còn 4,5%/năm.
- Lãi suất đối với tiền gửi bằng VND tại Ngân hàng Nhà nước giảm 0,3%/năm xuống 0,5%/năm.
Khi lãi suất tiết kiệm thấp, người dân và doanh nghiệp thay vì gửi tiền vào ngân hàng để lấy lãi suất thì đẩy ra sản xuất kinh doanh. Lãi suất khoản vay thấp thì doanh nghiệp dễ dàng đi vay để phục vụ sản xuất kinh doanh.
Vậy, vì sao Ngân hàng nhà nước liên tiếp giảm lãi suất điều hành?
Chúng ta có thể nhìn vào cơ cấu tăng trưởng GDP, hầu hết lĩnh vực trọng điểm có sự suy giảm, như xuất khẩu, nhu cầu tiêu dùng, khai khoáng giảm,….Đây là lý do dẫn đến cầu tín dụng thấp, tăng trưởng tín dụng không cao trong những tháng đầu năm.’
Dù nhiều ngân hàng trung ương trên thế giới vẫn điều hành lãi suất neo ở mức cao, nhưng Ngân hàng nhà nước Việt Nam vẫn hạ lãi suất. Điều này có vẻ như bất ngờ, nhưng là hợp lý và phù hợp với những diễn biến của nền kinh tế hiện nay.
Ngân hàng giảm lãi suất cho vay -Đi ngược với chiều gió hay đón đầu xu hướng?
Động thái giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng nhà nước là một động thái táo bạo nhưng hợp lý trong bối cảnh kinh tế vĩ mô của Việt Nam hiện nay, khi GDP quý I/2023 là mức tương đối thấp so với nhiều năm. Trong khi đó áp lực lạm phát và tỷ giá cũng đã ở trong tầm kiểm soát và đang có xu hướng đi xuống. Khả năng Ngân hàng Trung ương Mỹ FED đảo chiều chính sách tiền tệ nhiều khả năng sẽ xảy ra, nên chúng tôi cho rằng động thái của Ngân hàng nhà nước hiện nay là động thái đón đầu, đi trước xu hướng giảm của mặt bằng lãi suất toàn cầu.
Theo Ngân hàng nhà nước, tăng trưởng tín dụng đến cuối tháng 3 chỉ là 2,06%, chứng tỏ sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn đang còn yếu. Việc tiếp tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường để thực hiện mục tiêu phục hồi tăng trưởng kinh tế của Quốc hội và Chính phủ, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nền kinh tế.
Lãi suất bớt “nóng bỏng tay”
Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước công bố giảm lãi suất điều hành, lãi suất liên ngân hàng đã giảm khá mạnh. Cụ thể, lãi suất qua đêm từ mức 6,17%/năm đã giảm xuống còn 5,13%/năm. Kỳ hạn 1 tuần giảm còn 5,53%/năm, còn kỳ hạn 1 tháng từ 7,19%/năm còn 6,83%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 7,53%/năm. Với kỳ hạn 6 tháng và 9 tháng, lãi suất liên ngân hàng chỉ còn 8,36%/năm và 8,49%/năm, giảm tương ứng 1,09%/năm và 1,41%/năm so với trước đó.
Hàng loạt các ngân hàng giảm lãi suất cho vay
Sau động thái của NHNN, cũng đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi và lãi vay.
- Techcombank áp dụng các mức lãi suất cho vay mua BĐS, vay xây, sửa nhà, vay tiêu dùng…ở mức 9,4%.
- SHB cũng có lãi suất cơ sở cho kỳ hạn vay từ 12 tháng trở xuống là 10,7-10,9/năm.
- BIDV cho các khách hàng vay phục vụ nhu cầu đời sống và sản xuất kinh doanh, bao gồm cả vay mua nhà ở với lãi suất từ 10,3%/năm trong 12 tháng đầu tiên.
- VietinBank triển khai chương trình ưu đãi cho vay với lãi suất chỉ từ 7,1%/năm.
- Sacombank, SeABank, Bản Việt…cũng tung ra các gói tín dụng với mức lãi suất ưu đãi giảm từ 1-2 điểm % so với mức lãi suất thông thường.
Liệu bất động sản có được hưởng lợi khi ngân hàng giảm lãi suất cho vay?
Tác động từ giảm lãi suất thời gian qua mang lại nhiều yếu tố tích cực cho nền kinh tế nói chung và thị trường BĐS cũng được hưởng lợi. Lãi suất cho vay giảm sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giảm một phần chi phí tài chính và kỳ vọng giúp thị trường giải tỏa phần nào tâm lý lo ngại vay mua nhà.
Lãi suất hạ nhiệt giúp các thị trường tài sản như chứng khoán và BĐS được hưởng lợi. Trong thời gian qua, yếu tố khiến thanh khoản BĐS giảm mạnh nhất phần nhiều là do lãi suất tăng cao vào khả năng huy động vốn khó khăn. Mặt bằng lãi suất hạ và thanh khoản dồi dào là tiền đề để BĐS giảm bớt khó khăn và có sự khởi sắc nhất định sau một khoảng thời gian trầm lắng. Đây cũng là tiền đề để khơi thông dòng vốn cho các doanh nghiệp BĐS và người mua nhà.
Lãi suất hạ nhiệt giúp các thị trường tài sản như chứng khoán và BĐS được hưởng lợi. Trong thời gian qua, yếu tố khiến thanh khoản BĐS giảm mạnh nhất phần nhiều là do lãi suất tăng cao vào khả năng huy động vốn khó khăn. Mặt bằng lãi suất hạ và thanh khoản dồi dào là tiền đề để BĐS giảm bớt khó khăn và có sự khởi sắc nhất định sau một khoảng thời gian trầm lắng. Đây cũng là tiền đề để khơi thông dòng vốn cho các doanh nghiệp BĐS và người mua nhà.
Thêm nhiều tín hiệu tốt cho thị trường bất động sản
Việc các ngân hàng giảm lãi suất tiền gửi là điều kiện để hạ lãi suất cho vay với nhiều ngành nghề. Đây là tin vui cho nền kinh tế nói chung và trong đó có cả thị trường bất động sản. Thực tế thời gian gần đây, thị trường BĐS liên tục đón nhiều tin vui.
Việc nhà nước ban hành Nghị định 08 mới đây, cho phép doanh nghiệp phát hành trái phiếu có thể đàm phán với trái chủ thanh toán gốc, lãi trái phiếu đến hạn bằng tài sản khác theo đúng quy định của pháp luật liên quan. Ngoài ra cũng có thể thương lượng để gia hạn thời gian thanh toán cho trái chủ thêm 2 năm. Đây được xem là động thái gỡ nút thắt lớn nhất hiện nay đã khiến nhiều doanh nghiệp điêu đứng.
Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp chịu áp lực từ thanh toán trái phiếu đến hạng phải gom tiền mặt để thanh toán cho trái chủ đối với các khoản trái phiếu đến hạn, khiến doanh nghiệp cạn tiền mặt, kiệt sức. Nghị định mới này giúp các doanh nghiệp BĐS giảm bớt áp lực về trái phiếu đến hạn, hợp thức hóa hành lang pháp lý để tạo điều kiện gỡ khó cho các chủ đầu tư và tạo tiền đề để củng cố tâm lý cho các nhà đầu tư yên tâm với thị trường trái phiếu cũng như đồng hành cùng doanh nghiệp.
Gói tín dụng 120.000 tỷ và đề án 1 triệu căn nhà ở xã hội
Bên cạnh đó, những chỉ đạo tháo gỡ khó khăn của Chính phủ. Ngân hàng nhà nước cũng thống nhất sẽ triển khai gói tín dụng 120.000 tỷ đồng với 4 ngân hàng thương mại vốn nhà nước cùng với lãi suất thấp 1,5 – 2% so với mức cho vay thông thường. Ngoài ra, chính phủ còn ưu đãi thêm về tiền sử dụng đất và một số chính sách khác nhằm thúc đẩy doanh nghiệp tích cực hưởng ứng phát triển nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu an cư cho lao động và người thu nhập thấp. Đây có thể là nhân tố góp phần phá băng thị trường nhà đất trong thời gian tới.