Ngày 5/12, room tín dụng tiếp tục được nới thêm 1,5 -2%. Con số tăng lên 15,5 – 16% so với mục tiêu ban đầu của năm 2022 là 14%. Tương đương thị trường từ nay đến cuối năm sẽ được tăng thêm 200.000 tỷ vốn. Tình hình tác động từ bên ngoài dịu bớt, thanh khoản của các tổ chức tín dụng cải thiện hơn. Do vậy Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng theo hướng ngân hàng có thanh khoản tốt hơn, lãi suất thấp hơn sẽ được tăng trưởng tín dụng cao hơn. Vậy điều này có tác động thế nào đến thị trường Bất động sản?
Mục lục
1. Liệu nới room tín dụng có làm thị trường BĐS đã “tan băng”
Đáng tiếc vì đợt nới room tín dụng này chỉ ưu tiên cho các doanh nghiệp sản xuất. Tất nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có thể vay trong thời điểm này. Trừ khi mô hình công ty lớn và tình hình kinh doanh đang rất tốt. Đây cũng được cho là thông tin chấn an, tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư. Sau một giai đoạn bị thị trường làm cho “đứng ngồi không yên”.
Việc nới room tín dụng này có ảnh hưởng rất ít tới thị trường bất động sản. Nó này cần có thời gian để nhìn thấy rõ sự ảnh hưởng này. Thị trường chưa có tín hiệu phục hồi. Đây không phải là để “giải cứu” thị trường bất động sản hay doanh nghiệp bất động sản. Nhà nước chỉ hỗ trợ thông qua cơ chế chính sách, pháp luật, tạo điều kiện để thị trường bất động sản tự điều chỉnh, tự điều tiết, đi đôi với một số giải pháp kích cầu trực tiếp hỗ trợ cho người mua nhà để ở, người mua nhà lần đầu với lãi suất hợp lý.
2. Nới room tín dụng có thể khiến lãi suất cho vay giảm nhẹ
Quyết định nới room tín dụng mới của NHNN đáp ứng đầy đủ nhu cầu vốn của nền kinh tế. Điều này tạo thuận lợi mạnh cho các ngân hàng mạnh thực hiện các chương trình giải ngân tín dụng ưu đãi như gói cấp bù lãi suất 2%, hay hạ chi phí lãi vay.
Trên thị trường, đã có những tín hiệu hạ lãi suất tại một vài ngân hàng như ngân hàng Vietcombank. Các chuyên gia nhận định tiếp theo, khả năng sẽ là xu hướng giảm nhẹ lãi suất của các ngân hàng thương mại trên toàn hệ thống, bên cạnh thông tin nới “room” tín dụng đầy tích cực này. Đây là tín hiệu tích cực cho nền kinh tế chung. Tôi tin chắc rằng khi cả nền kinh tế đi lên, tâm lý nhà đầu tư thoải mái thì thị trường bất động sản sẽ được hưởng lợi gián tiếp.
3. Mua ở đâu – mua cái gì khi nới room tín dụng
Việc nới room tín dụng chỉ giải quyết được một phần của nhu cầu cho những dự án BĐS đang rất tốt. Đó là những dự án cần thêm nguồn vốn để triển khai nốt, từ đó tăng thêm nguồn cung cho thị trường. Nhà đầu tư đừng vội mừng vì hiện tại nhà nước siết chặt về tiền, xử lý trái phiếu. Chúng ta có thể thấy Nhà nước đang muốn kiểm tra, thanh tra lại dự án bất động sản. Làm thế nào để giữ giá bất động sản lại ở mức hợp lý, các dự án dừng bán hàng hoặc dừng thi công thậm chí là giảm giá BĐS. Đây có thể là cơ hội tốt để người dân có thể bất động sản giá tốt so với thời điểm sốt nóng.
Một câu hỏi nhiều người hỏi là nên bây giờ nên mua gì, ở đâu thời điểm này. Thời điểm này nhà đầu tư nên mua với sự hỗ trợ tài chính của ngân hàng và cân đối dòng tiền một cách thật hợp lý. Nhiều người rất muốn mua nhà nhưng lại nghĩ đến việc áp lực phải trả lãi ngân hàng hàng tháng.
Có bạn hỏi tôi rằng: “Ngân hàng cho vay 65% nhưng thời điểm đáo hạn khoản vay đấy thì tôi chưa thể trả được hết thì phải làm sao?
Trả lời: Có một giải pháp cho bạn là bạn mua có thể các bất động sản tạo ta được dòng tiền ngay. Khi đó, dòng tiền hàng tháng bạn thu về sẽ bù đắp lại khoản lãi hàng tháng. Kết hợp với sự chuẩn bị tài chính sẵn có của mình.
4. Tiêu chí chọn sản phẩm đầu tư hoặc sử dụng thời nới room tín dụng
Khi nới room tín dụng cho thị trường chung, bất động sản có thể được hưởng lợi nhỏ gián tiếp. Với nhà đầu tư cá nhân, người có nhu cầu mua nhà ở thực họ cũng sẽ cân nhắc đến khả năng chi trả khi vay mua trong bối cảnh lãi suất đang cao. Bạn nên tập trung vào phân khúc nhu cầu thực tại các thành phố lớn như Hà Nội, Sài Gòn. Điều quan trọng nhất là bạn nên lựa chọn các BĐS có chủ đầu tư cam kết hỗ trợ lãi suất đến khi bàn giao nhà chứ không phải thời hạn 1 – 2 năm. Đây là yếu tố khiến hợp đồng chặt chẽ. Mà bạn sẽ không tốn thêm nhiều chi phí vay vào bất động sản đó.
Ngoài ra, bạn nên chọn dự án có chủ đầu tư đảm bảo về tiến độ. Tức là khi bàn giao nhà, bạn có thể cho thuê được luôn. Như vậy, bạn không bị ứ đọng vốn, cũng không mất cân bằng tài chính ở thời gian này. Nếu phải đi vay ngân hàng và hết lãi suất ưu đãi của chủ đầu tư thì bạn phải xác định vay thương mại
5. Kết luận
Chính sách nới room tín dụng thêm 1,5 – 2% này là hợp lý. Thậm chí việc này giống như “muối bỏ bể” đối với thị trường doanh nghiệp rộng lớn hiện tại. Điều này không có ảnh hưởng nhiều tới thị trường bất động sản Nhà đầu tư cần cẩn trọng trong việc đầu tư và nên chờ đợi thêm 6 – 8 tháng nữa!
Vì thế, thời gian này nhà đầu tư cần trang bị cho mình kiến thức và các chiến lược để tận dụng lúc bất động sản đi xuống mua được nhà đất giá rẻ. Đừng quên theo dõi học viện AMG để cập nhật những kiến thức hay về đầu tư bất động sản.