Tư vấn pháp lý

a2

PHẦN 1. CÂU HỎI THƯỜNG GẶP

Trả lời: Để biết được điều này, bạn cần:

  1. Quy hoạch hạ tầng nơi bạn định đầu tư: Có tuyến giao thông mở rộng hay không? Có các con đường cao tốc đi qua hay không? Và có các tuyến đường liên tỉnh hay không?

Có 1 câu nói bất hủ trong bất động sản:

“Đời thay đổi khi Đường đổi thay”.

  1. Bạn phải kiểm tra xem trong vòng 1 – 2 năm tới, có dân cư về sinh sống hay không?
  2. Trong bán kính 1- 5 km có quy hoạch của các chủ đầu tư lớn nào hay không? Hoặc sắp tới có chủ đầu tư lớn nào về để phát triển các dự án hay không?

Nếu có 1 trong 3 yếu tố trên, chắc chắn BĐS nơi đó sẽ có sự tăng giá mạnh mẽ, bạn hoàn toàn có thể yên tâm đầu tư.

Trả lời: 

Trên thực tế, việc mua đất thổ cư chưa có sổ đỏ hoặc chung sổ vẫn có thể thực hiện được nếu thuộc các trường hợp dưới đây.

– Nếu đất chưa được cấp sổ nhưng bên bán có các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 16, 17 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP), điển hình như giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất trước ngày 15/10/1993 được UBND cấp xã xác nhận là đã sử dụng trước ngày 15/10/1993,…thì bạn vẫn có thể xin cấp sổ theo quy định pháp luật, theo thuvienphapluat.

– Nếu đất thổ cư có chung quyền sử dụng với từ hai người trở lên, trường hợp mua bán chỉ trích lục trên sổ chung thì bạn vẫn có thể thực hiện giao dịch bình thường. Còn đối với trường hợp cần tách sổ, người mua cần hiểu rõ về Luật và các vấn đề pháp lý liên quan để giao dịch không vướng phải tranh chấp và bảo vệ được quyền lợi của mình. 

Trả lời:

Đầu tiên, các bên tiến hành công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển nhượng tại Văn phòng công chứng (hoặc tại Ủy ban nhân dân xã). Các giấy tờ cần mang theo bao gồm: 

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

– Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của các bên

Tiếp theo, các bên tiến hành thủ tục kê khai nghĩa vụ thuế tại Uỷ ban nhân dân cấp quận/huyện nơi có đất. Trong đó, hồ sơ để tiến hành thủ tục bao gồm:

– Tờ khai lệ phí trước bạ (bên mua)

– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân (bên bán, trừ trường hợp được miễn thuế)

– Hợp đồng chuyển nhượng

– Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (có chứng thực)

– Bản sao chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu của hai bên (có chứng thực)

Sau khi có thông báo nộp thuế, hai bên tiến hành nộp thuế trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nộp đơn.

Trả lời: Có 6 cách sau để lãi ngay khi mua đất:

  1. Mua thấp hơn giá thị trường: Do chủ đất thiếu hiểu biết hoặc định giá sai.
  2. Đất có hình dáng xấu, góc cạnh, hình thù kỳ lạ: Bạn có thể mua với giá rẻ, sau đó cải tạo lại và bán với giá cao.
  3. Mua từ người đầu cơ lướt sóng thất bại: Cần tiền bán gấp.
  4. Mua đất bị ngân hàng tịch biên
  5. Mua đất nông, lâm nghiệp để chuyển đổi lên thổ cư. 
  6. Mua đất to, phân lô nhỏ bán.

Trả lời: Mua đất nông nghiệp giá rẻ nhung nếu biết cách chuyển đổi lên đất thổ cư sẽ giúp giá đất tăng lên gấp nhiều lần, giúp bạn lời cao khi mua đất.

Sau đây là 4 bước chuyển đổi đất nông nghiệp lên đất thổ cư:

Bước 1: Bạn cần xác định xem miếng đất này có thể lên thổ cư được hay không, bằng cách kiểm tra quy hoạch hoặc kiểm tra chính sách của địa phương xem đất của bạn có nằm trong quy hoạch đất ở hay không?
Bước 2 : Hãy chuẩn bị hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hãy đến Bộ tài nguyên và môi trường để mua 1 bộ hồ sơ.

Bước 3: Nộp hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại Sở tài nguyên môi trường.

Bước 4: Nộp tiền sử dụng đất theo thông báo của Sở tài nguyên môi trường.

Bước 5: Hãy chờ đợi để lấy kết quả.

Trả lời:

Sau đây là 3 bước để bạn mua 1 miếng đất tốt, đảm bảo không bị dính quy hoạch:

Đầu tiên, trước khi mua BĐS, bạn cần phải khảo sát, xem trước quy hoạch của BĐS đó, trên bản đồ giấy địa phương đã công bố hoặc phần mềm check quy hoạch. 

Thứ hai, sau khi xác định miếng đất đó không bị dính quy hoạch, bạn hãy lên địa chính của địa phương đó check lại 1 lần nữa để chính quyền tại địa phương xác nhận miếng đất này có bị dính quy hoạch hay không?

Thứ ba, sau khi địa chính đã trả lời cho bạn đất này là an toàn, bạn cần đi khảo sát thực tế. Tìm hiểu xem xung quanh miếng đất đó có dính tranh chấp hay kiện tụng gì không? 

Yếu tố này hầu như các nhà đầu tư không để ý đến Bởi vì nhà nước chỉ quản lý đất đai trên giấy tờ nhưng thực tế đôi khi lại không như vậy. 

Cũng chính vì điều này mà rất nhiều nhà đầu tư dù đã kiểm tra quy hoạch rất kỹ trên App, nhưng cuối cùng vẫn mua phải đất dính quy hoạch và mất tiền như thường!

Trả lời:

Điều này tùy vào loại hình BĐS bạn đầu tư và tùy vào tình hình thị trường.

Nhưng sẽ có 1 số quy tắc chung sau bạn cần lưu ý:

  1. Thời điểm mua: 
  • Mua vào tháng 3 và 7
  • Mua cuối năm
  • Mua vào mùa mưa
  • Với chung cư: Mở bán, cất nóc, bàn giao, sau 5 năm sẽ giảm.
  • Với căn hộ liền kề: Mở bán, xây thô, bàn giao, 2-3 năm là biên độ tăng mạnh
  1. Thời điểm bán:

– Tránh: Tháng 3, tháng 7, mùa mưa

– Bán khi thị trường đang tăng trưởng

– Tính thanh khoản tốt

1: Rủi ro tranh chấp trong nội bộ gia đình chủ nhà.

Khi các thành viên mâu thuẫn bất đồng trong việc mua, bán tài sản. Khi người đứng tên tài sản đồng ý bán cho bạn nhưng các thành viên khác thì không.

2: Rủi ro tranh chấp với hàng xóm.

Khi bạn mua xong 1 miếng đất thì ông hàng xóm quay sang báo bạn đã lấn đất của nhà này và yêu cầu bạn hoàn trả lại/ bồi thường.

3: Rủi ro tranh chấp với chính quyền

Trong khi chủ đất nói rằng mảnh đất là của họ thì chính quyền nói rằng đây là đất thuộc sở hữu của xã, huyện

4: Rủi ro tranh chấp với các tổ chức tài chính như ngân hàng tổ chức tài chính khác hoặc các bên cho vay…)

Khi chủ đất đang có khoản vay, giao dịch với các bên này để sở hữu BĐS đó.

Hãy chọn đất có tiêu chí sau:

  1. Đất có diện tích lớn, cỡ 700 – 1000m2 trở lên. Giá đất vùng ven vẫn còn rẻ hơn rất nhiều so với khu vực nội đô.Với 2 tỷ đồng, bạn chỉ mua được 30m2 trong nội thành. Thì khi ra vùng ven, bạn có thể mua được ít nhất 1000m2 rồi. Khi diện tích lớn, mỗi m2 đất tăng giá nhẹ 100 – 200 nghìn/m2, bạn cũng đã hời rất nhiều rồi. 
  2. Mặt tiền rộng: Mang tới độ thoáng đãng cho mảnh đất. Đồng thời bạn có thể chia lô, tách thửa bán dễ dàng.
  3. Đất có view hồ, sông suối, cánh đồng. Khi đã quá chán ngán với cảnh chen chúc, chật chội thì khách hàng của bạn mong muốn mua được 1 BĐS sở hữu không gian thoáng đãng và khung cảnh trữ tình. Mua đất này bạn sẽ cực dễ ra được hàng. 

Khi mua bán nhà đất thì việc đầu tiên cần làm sau khi đặt cọc (nếu có) là phải công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. Nếu người dân nắm rõ những điều cần biết khi công chứng hợp đồng mua bán đất dưới đây sẽ giải đáp được vướng mắc thường gặp.

1. Phải công chứng hoặc chứng thực khi sang tên

Khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT quy định hồ sơ đăng ký biến động khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất gồm những giấy tờ sau:

–  Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK.

– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất theo quy định.

– Bản gốc Giấy chứng nhận (Sổ hồng, Sổ đỏ) đã cấp.

Ngoài ra, theo điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (chỉ có đất), quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (đất và nhà ở hoặc những tài sản khác gắn liền với đất) phải được công chứng hoặc chứng thực.

2. Hợp đồng công chứng hoặc chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên

Căn cứ điểm a khoản 3 Điều 167 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 Điều 2 Thông tư 09/2021/TT-BTNMT, hợp đồng chuyển nhượng trong hồ sơ khi sang tên nhà đất không phân biệt hợp đồng được công chứng hay hợp đồng được chứng thực.

Nghĩa là, hợp đồng được công chứng theo quy định pháp luật công chứng và hợp đồng được chứng thực có giá trị như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận.

Lưu ý: Có giá trị pháp lý như nhau khi sang tên Giấy chứng nhận không đồng nghĩa với việc có giá trị pháp lý như nhau khi tranh chấp, khởi kiện.

3. Được lựa chọn giữa công chứng và chứng thực

Khi chuyển nhượng nhà đất các bên có quyền lựa chọn công chứng hoặc chứng thực hợp đồng. 

Theo đó, tùy thuộc vào ý muốn, việc đi lại, phí thực hiện mà các bên lựa chọn sao cho phù hợp với trường hợp của mình (thông thường để bảo đảm an toàn về mặt pháp lý thì các bên lựa chọn công chứng tại Văn phòng công chứng tư hoặc Phòng công chứng của Nhà nước).

4. Chỉ được công chứng tại tỉnh, thành nơi có nhà đất?

Mặc dù pháp luật cho phép các bên chuyển nhượng được phép lựa chọn giữa công chứng hoặc chứng thực hợp đồng khi chuyển nhượng nhà đất nhưng nơi công chứng bị giới hạn theo phạm vi địa giới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất.

Nói cách khác, khi chuyển nhượng nhà đất thì các bên phải công chứng tại tổ chức công chứng có trụ sở trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có nhà đất.

5. Nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất

Nơi chứng thực hợp đồng chuyển nhượng nhà đất là Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có nhà đất được chuyển nhượng.

6 .Thành viên gia đình sử dụng đất không bắt buộc phải có mặt khi công chứng hoặc chứng thực hợp đồng chuyển nhượng.

7. Người yêu cầu công chứng là người nộp phí công chứng.

PHẦN 2. TƯ VẤN PHÁP LÝ


    PHẦN 3. MẪU HỢP ĐỒNG GIAO DỊCH BẤT ĐỘNG SẢN (Tải tại đây)

    Lịch khai giảng Liên hệ Đăng ký khóa học
    Chat Facebook
    Gọi điện ngay